Ngày 15/5, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban hành quyết định giảm thuế đối với gạo nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ người tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới này.
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Philippines, quốc gia Đông Nam Á vốn đang phải chống chọi với tình trạng lạm phát tăng này đã xem xét việc giá gạo toàn cầu tăng và những bất ổn trong nguồn cung gạo trong nước.
Trong sắc lệnh hành pháp, ông Duterte đã giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với gạo xuống còn 35% từ 40% khi giao dịch mua trong hạn ngạch và từ 50% đối với khối lượng ngoài hạn ngạch trong một năm “để đa dạng hóa các nguồn thị trường của nước này, tăng nguồn cung gạo, duy trì giá cả phải chăng và giảm sức ép về lạm phát.”
Hồi tháng Một vừa qua, Bộ Nông nghiệp Philippines đã dự kiến nhập khẩu ít nhất 1,7 triệu tấn lương thực cơ bản trong năm nay để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội địa.
Gạo được bày bán trong một siêu thị. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo số liệu của Chính phủ Philippines, sản lượng lúa gạo của nước này trong năm ngoái đã tăng 2,6%, lên mức kỷ lục là hơn 19 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Philippines đặt mục tiêu sản lượng gạo chưa xay xát ở mức 20,5 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, mỗi năm nước này phải hứng chịu tới hơn 20 cơn bão nhiệt đới đổ bộ, trong đó những cơn bão mạnh nhất xảy ra vào đúng mùa thu hoạch cao điểm.
Tổng thống Duterte cũng điều chỉnh thuế nhập khẩu ứu đãi đối với các sản phẩm thịt lợn xuống 10% khi giao dịch mua trong hạn ngạch và 20% đối với khối lượng ngoài hạn ngạch trong ba tháng đầu tiên và 15% đối với trong giao dịch trong hạn ngạch và 25% đối với ngoài hạn ngạch từ tháng Tư đến tháng 12 trong năm.
Chính phủ Philippines đang gấp rút giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung thịt lợn, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do các đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi./.
Thanh Phương
TTXVN/Vietnam+
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
Tin mới nhất
T2,31/03/2025
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất