[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 6/10/2020, tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi đã tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi và chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040.\
Tham dự hội thảo là hơn 300 đại biểu đến từ Cục Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi Thú y các tỉnh, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, và các phòng kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng, phòng hợp quy ở phía Bắc…
Phát biểu tại Hội nghị, Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi – ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, chưa bao giờ ngành chăn nuôi có đầy đủ các thể chế và chính sách toàn diện như hiện nay. Đó là Luật Chăn nuôi và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; chỉ thời gian ngắn nữa là có Chiến lược phát triển chăn nuôi do Thủ tướng kí duyệt.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Trần Ngân)
Ông Dương khẳng định Luật chăn nuôi được thiết kế khi hội nhập cao nhất nên độ mở cao và dự báo 10 năm sau không phải sửa Luật này. Các quy định trong Luật các xâu chuỗi ngành kinh tế kỹ thuật từ giống, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, sản xuất thị trường…Luật đã quan tâm đến môi trường, văn hóa trong chăn nuôi và xác định quản lý theo chuỗi liên kết là con đường tất yếu của nền chăn nuôi nước ta. “Các công ty chỉ thuần túy bán nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thì sẽ rất khó cạnh tranh, bởi hiện nay các doanh nghiệp đang đầu tư rất mạnh vào chuỗi từ sản xuất thức ăn, chăn nuôi, giết mổ và chế biến với các sản phẩm đầu ra là các sản phẩm người tiêu dùng có thể ăn được luôn”, ông Dương nhấn mạnh.
Cùng với đó, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, ngành chăn nuôi của Việt Nam có sự ảnh hưởng sâu sắc của hai hiệp định kinh tế thế giới là CPTPP và EVFTA, vì tham gia hiệp định này đều là các cường quốc chăn nuôi.Nguy cơ sản phẩm cùng loại nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng, vì các dòng thuế quan sẽ giảm dần mà chúng ta chưa có rào cản gì. Khi kí EVFTA, trồng trọt, thủy sản có lợi nhưng chăn nuôi áp lực 60% và thời cơ chỉ có 40%.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi cũng gặp không ít thách thức khác đó là chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, áp lực dịch bệnh lớn, nguy cơ cao; áp lực về môi trường và cả thị trường biến động.
Ông Dương cũng cho rằng, nếu nền chăn nuôi Việt Nam chỉ sản xuất cho người Việt là thừa, muốn không thừa chỉ có cách xuất khẩu.Hiện nay, với sản phẩm sữa, Việt Nam đã xuất khẩu đi 43 nước trên thế giới kể cả sang Mỹ, Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2020 chứng kiến năm thành công của ngành chăn nuôi khi các sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng tốt, là bệ đỡ của ngành nông nghiệp. Chăn nuôi 10 năm tiếp theo sẽ thay đổi theo hướng hiện đại, công nghiệp….
Trong bài trình bày chủ đề “Giới thiệu chung các quy định về Thức ăn chăn nuôi tại Luật Chăn nuôi, Nghị định 13/2020/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn”, bà Ninh Thị Len – Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) cho biết, hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quản lý thức ăn chăn nuôi hiện nay đó là: 1.các Luật: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn và Luật Ngoại thương; 2. Các nghị định đó là 132/2008/NĐ-CP, 74/2018/NĐ-CP, 154/2018/NĐ-CP và 69/2018/NĐ-CP; 3. Nghị định xử phạt hành chính: 119/2017/NĐ-CP và 98/2020/NĐ-CP (thay thế NĐ 185/2013/NĐ-CP) và 4. Các thông tư (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017-BKHCN….
Ngoài ra, bà Len cũng trình bày các vấn đề điều kiện lưu thông sản phẩm chăn nuôi thương mại, quy định với thức ăn truyền thống thương mại, danh mục thức ăn truyền thống thương mại, quy định với thức ăn bổ sung thương mại…
Cùng với đó, trong hội thảo các vấn đề về quy định, thủ tục hành chính về thức ăn chăn nuôi đã được các diễn giả của Cục chăn nuôi trình bày cụ thể, tường tận đến các doanh nghiệp quan tâm. Cụ thể như sau:
- Các thủ tục hành chính lĩnh vực thức ăn chăn nuôi – bà Quách Tố Nga (Chánh Văn phòng Cục Chăn nuôi).
- Quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất Thức ăn chăn nuôi – ông Nguyễn Hoàng Hải (Chuyên viên phòng thức ăn chăn nuôi, Cục chăn nuôi).
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi – bà Hoàng Hương Giang (Phó trưởng Phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi).
- Quy định về công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước – ông Nguyễn Hoàng Hải (Chuyên viên phòng thức ăn chăn nuôi, Cục chăn nuôi).
- Quy định về công bố thông tin sản phẩm Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu – ông Nguyễn Sức Mạnh (Chuyên viên phòng thức ăn chăn nuôi, Cục chăn nuôi).
- Quy định về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu – bà Hoàng Hương Giang (Phó trưởng Phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi).
Trần Ngân
- Chiến lược phát triển chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- luật chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất