Từ Tết đến nay, nhiều vùng chăn nuôi ở huyện Phú Hòa xảy ra bệnh lở mồm long móng (LMLM) kế phát tụ huyết trùng, khiến nhiều bò bị chết. Hiện nay, ngành Thú y, huyện Phú Hòa đồng loạt triển khai nhiều giải pháp để nhanh chóng bao vây, khống chế dịch bệnh, tránh lây lan trên diện rộng.
Tiêm phòng bao vây cho đàn bò của xã Hòa Quang Nam. Ảnh: NGUYỄN CHƯƠNG
Phát bệnh tại nhiều địa phương
Ông Nguyễn Văn Nhất ở thôn Quang Hưng, xã Hòa Quang Nam, cho biết: Đàn bò nhà tôi nhiễm bệnh LMLM từ ngày 12/2 với những triệu chứng như chảy nước dãi, lở loét ở chân và lưỡi, bỏ ăn. Khi phát hiện bò bệnh, gia đình tôi gọi thú y đến điều trị. Đến nay, sau 20 ngày điều trị, bò bắt đầu khỏe lại, tuy chân vẫn còn đi nhắc nhưng đã ăn uống được. Hiện mỗi ngày tôi đều dùng nước pha loãng thuốc sát trùng để lau rửa miệng và các vết thương ở chân cho bò.
Không may mắn như gia đình ông Nhất, gia đình ông Phan Thanh Tùng cũng ở địa phương này vừa mất trắng hơn 20 triệu đồng khi một con bò trong đàn chết do LMLM ghép tụ huyết trùng. Theo ông Tùng, đàn bò 2 con nhà ông bắt đầu phát bệnh từ ngày 11/2, ban đầu bò chảy dãi, bỏ ăn, lở chân, sau đó 1 con bị sốt, sưng hầu và chết. Con bò này gia đình ông mua cách đây 3 tháng với giá 21,5 triệu đồng. Hiện nay gia đình ông đang tích cực chăm sóc con còn lại, hy vọng có thể qua khỏi chứ nếu bò chết nữa thì cụt vốn làm ăn.
Tương tự, tại xã Hòa Thắng, dịch bệnh LMLM và tụ huyết trùng cũng phát ra trên đàn bò địa phương này từ những ngày đầu năm mới. Bà Nguyễn Thị Kiều Gọn ở thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Thắng cho biết: Từ mùng 10 Tết, 1 con bò trong đàn bò của nhà tôi bắt đầu bỏ ăn, chảy nước dãi, gia đình kêu thú y chích thuốc, chuyền nước mấy ngày liền nhưng không đỡ. Bò bắt đầu yếu dần nên tôi bán rẻ cho thương buôn được 4,5 triệu đồng, lỗ mất 19 triệu đồng.
Mặc dù các con bò còn lại trong đàn vẫn chưa bị bệnh nhưng sợ lây lan thêm nên gia đình tôi bán 1 con bò thịt nữa. Bây giờ chỉ nuôi 1 con bò cái và 1 bê con mới sinh. Trước đó, tôi đã đăng ký thú y tiêm vắc xin cho đàn bò nhưng vì chưa đủ số lượng nên đang đợi tổng hợp thêm đủ 25 con sẽ tiêm, chưa kịp tiêm bò đã nhiễm bệnh, thiệt hại mấy chục triệu đồng.
Trong khi đó, từ sau Tết đến nay vợ chồng ông Nguyễn Xuân Quang ở thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng không còn tâm trạng để làm việc gì nữa, bao nhiêu vốn liếng đổ vào nuôi bò, bây giờ mất hết. Theo ông Quang, từ trước Tết, đàn bò nhà ông đã phát bệnh với triệu chứng lở miệng, lở chân, bỏ ăn, sau đó bị sưng hầu. Mùng 3 Tết chết 1 con, mùng 5 Tết chết con nữa, sạch chuồng. Ông Quang cho hay: “Hai con bò này tôi mua hết 45 triệu đồng, nuôi được gần 4 tháng. Bò đã cao lớn, trưởng thành, tính giá thị trường khoảng 55-60 triệu đồng”.
Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng Đào Tấn Hữu cho hay: Bệnh LMLM phát ra trên đàn bò địa phương từ ngày 11/2 đến nay, tập trung ở các thôn Phú Lộc, Đông Lộc, Mỹ Hòa và đang phát mới tại thôn Phong Niên. Đến nay, toàn xã có 58 con bò bị bệnh, trong đó có 10 con chết do kế phát tụ huyết trùng.
Theo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa, tính đến nay, bệnh LMLM đã xảy ra tại 3 xã Hòa Quang Nam, Hòa Thắng, Hòa Định Tây với tổng số 121 con bò bị bệnh LMLM, trong đó chết 13 con. Qua theo dõi, toàn huyện hiện có 4.064 con bò trong diện nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Khẩn trương dập dịch bệnh
Trước tình hình dịch bệnh LMLM và tụ huyết trùng đang xảy ra hiện nay, ngành Thú y và các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bao vây, khống chế dịch bệnh, tránh lây lan ra diện rộng.
Ông Phan Xuân Hào, cán bộ thú y xã Hòa Quang Nam, cho biết: Đến nay địa phương đã được cấp 1.000 liều vắc xin LMLM 2 tuýp O, A và 100 lít thuốc sát trùng. Ngoài ra, xã cũng trích ngân sách địa phương mua 1.600 liều vắc xin tụ huyết trùng để tiêm phòng bao vây cho đàn bò và heo của địa phương; đồng thời thành lập các tổ triển khai tiêm phòng bao vây và phun thuốc tiêu độc sát trùng môi trường khu vực chăn nuôi để khống chế bệnh.
Tại xã Hòa Thắng, địa phương này cũng đang khẩn trương thực hiện các giải pháp bao vây, khống chế dịch bệnh. Ông Đào Tấn Hữu cho biết: Đàn bò toàn xã có khoảng 3.500 con, đến nay địa phương đã tiêm được hơn 1.300/1.800 liều vắc xin LMLM cho đàn bò có nguy cơ nhiễm bệnh và phun hết 180 lít thuốc sát trùng đã được cấp. Địa phương cũng kiến nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp thêm 100 lít thuốc sát trùng để tiếp tục phun tiêu độc tại các khu vực có dịch bệnh và những vùng lân cận vì hiện nay dịch bệnh vẫn còn xảy ra rải rác ở các thôn.
Trong khi đó, theo UBND xã Hòa Định Tây, toàn xã có 3 thôn là Phú Sen Đông, Phú Sen Tây và Cẩm Thạch xảy ra bệnh LMLM ở bò với 54 con bò của 38 hộ dân bị bệnh. Hiện địa phương chỉ mới được cấp 76 lít thuốc sát trùng để phun tiêu độc môi trường. Để dịch bệnh sớm được dập tắt, xã mong muốn sớm được hỗ trợ vắc xin để tiêm phòng bao vây cho đàn bò.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Lâm: Trước tình hình dịch bệnh LMLM xảy ra, chi cục đã cử 2 cán bộ hỗ trợ chống dịch bệnh tại huyện Phú Hòa. Đồng thời, chi cục phân bổ 2.800 liều vắc xin LMLM và 356 lít thuốc sát trùng về cho các địa phương để dập dịch bệnh. Hiện Sở NN-PTNT cũng đã có văn bản trình UBND tỉnh đề nghị sớm hỗ trợ thêm 1.300 liều vắc xin LMLM để tiêm phòng bao vây ổ bệnh tại xã Hòa Định Tây. Trong lần tiêm phòng đợt II/2020, tỉ lệ tiêm phòng vắc xin LMLM của huyện Phú Hòa chỉ đạt 28% nên không đảm bảo tính bảo hộ cho đàn gia súc khi dịch bệnh xảy ra.
THỦY TIÊN
Nguồn tin: Báo Phú Yên
- chăn nuôi bò li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất