[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tỉnh Phú Thọ địa hình đa dạng: gò, đồi thấp và dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê, cừu… Tỉnh có tổng đàn vật nuôi đứng thứ ba vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 1 triệu con lợn, 12 triệu con gia cầm và hơn 170.000 con trâu, bò.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lựa chọn Phú Thọ để đặt “đại bản doanh“
Đề án quy hoạch tới năm 2020
Tỉnh đã lập đề án phát triển ngành chăn nuôi tới năm 2020 đối với đàn lợn, gà, trâu, bò. Theo đó, đàn lợn 860 nghìn con (lợn nái 103,2 nghìn con), sản lượng thịt hơi 114,5 nghìn tấn. Trang trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn tại 130 xã thuộc 10 huyện (Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh). Để phát triển đàn lợn, cần chủ động sản xuất, cung ứng cơ bản các giống bố, mẹ chủ lực chất lượng cao tại các địa phương trong tỉnh; hình thành 3 – 4 cơ sở khai thác tinh lợn chất lượng cao tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê.
Đối với gà thịt, gà đẻ trứng: Đến năm 2020, tổng đàn gà 11,88 triệu con; thịt hơi xuất chuồng 33.500 tấn, trứng 170 triệu quả. Xây dựng thương hiệu gà thịt Phú Thọ; Vùng đầu tư trang trại chăn nuôi gà thịt, gà trứng tập trung tại 126 xã thuộc 10 huyện có thế mạnh về đất đồi, rừng, vườn gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh; Sản xuất giống gà ri lai tại Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh, khuyến khích 2-3 cơ sở đầu tư sản xuất giống gà ri lai; bảo tồn và phát triển giống gà nhiều cựa Tân Sơn.
Trong chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản: Đến năm 2020, đàn bò 110 nghìn con (bò lai Zebu, BBB, Red Angust… chiếm 85%); thịt hơi xuất chuồng 6,5 nghìn tấn. Vùng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung và sản xuất, cung ứng giống bò cái nền lai Zebu tại 80 xã thuộc 10 huyện kể trên.
Đối với đàn trâu: Đến năm 2020, tổng đàn trâu 69.000 con; thịt hơi xuất chuồng 5.250 tấn. Tuyển chọn tại chỗ kết hợp nhập có chọn lọc một số giống trâu tầm vóc lớn và thụ tinh nhân tạo để cải tạo tầm vóc, tăng trọng lượng xuất chuồng. Vùng chăn nuôi trâu tập trung tại 20 xã thuộc các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê.
Ngoài ra, Tỉnh có kế hoạch phát triển đàn thủy cầm, chăn nuôi dê, ong, thỏ, nhím, lợn rừng… ở các khu vực có điều kiện thích hợp, làm đa dạng, phong phú các loại hình chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chủ động liên kết trong chăn nuôi
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 trang trại tiến hành liên kết với các công ty: CP Group, RTD, Japfa Comfeed, Emivest Việt Nam… Bên cạnh đó còn có hàng trăm hộ chăn nuôi khác tự liên kết với nhau. Đã bước đầu hình thành các chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống, thức ăn, chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, với sự tham gia của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước… Mô hình liên kết này đã mở ra hướng chăn nuôi mới, giúp người dân giảm rủi ro trong chăn nuôi, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và phần nào giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Hiện, nhiều hộ dân xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn không còn giữ lối chăn nuôi theo tập quán lạc hậu, tự cung tự cấp như trước; giờ đây đã đổi mới tư duy, chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung theo chuỗi liên kết, đầu tư con giống chất lượng, chuồng trại bài bản. Bà Nguyễn Thị Hoa, khu Đa Nghệ, xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn cho biết: Cách đây 5 – 6 năm, gia đình bà mua lại hai ha đất trồng cây lâm nghiệp, kém hiệu quả, nên chuyển sang đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn thương phẩm theo hướng công nghiệp. Gia đình bà ký hợp đồng liên kết sản xuất với Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Group nuôi hơn 1.000 con lợn thương phẩm. Khi tham gia liên kết, phía Công ty cung cấp toàn bộ giống lợn ngoại đạt chuẩn, thức ăn, thuốc thú y, hướng dẫn quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Nhờ liên kết sản xuất, gia đình bà giảm được những rủi ro trong chăn nuôi và hoàn toàn yên tâm về thị trường, không lo giá lợn lên xuống như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Mỗi năm trang trại này xuất hàng trăm tấn thịt lợn an toàn ra thị trường, cho doanh thu vài trăm triệu đồng.
Nhiều cách làm hay
Ngoài việc liên kết với các công ty thì ở những địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như xã Tề Lễ huyện Tam Nông, xã Đỗ Sơn huyện Thanh Ba…, người chăn nuôi tự liên kết với nhau để có kế hoạch điều tiết sản xuất, tìm thị trường, tránh bị tư thương ép giá. Ông Nguyễn Đăng Khoa, phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Sơn (huyện Thanh Ba) cho biết, phong trào chăn nuôi gà trong xã phát triển mạnh trong những năm gần đây, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Xã đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi, thu hút gần 20 thành viên tham gia. Hợp tác xã đứng ra tổ chức, lập kế hoạch cung cấp đầu vào từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và tìm đầu ra cho sản phẩm gà, tạo thành chuỗi liên kết chăn nuôi có hiệu quả. Hiện, xã Đỗ Sơn có hàng chục hộ nuôi gà tự liên kết chăn nuôi, giúp giảm được giá thành chăn nuôi, ổn định đầu ra, tạo ra sản phẩm an toàn.
Tuy nhiên, phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên khó xây dựng được các chuỗi liên kết. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn nuôi an toàn có nguồn gốc vẫn phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, dẫn đến không cạnh tranh được giá bán. Do vậy, lượng tiêu thụ còn thấp, chưa tác động mạnh tới người chăn nuôi để mở rộng sản xuất và nhân rộng mô hình liên kết từ sản xuất đến thị trường. Để việc liên kết trong chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp cần xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp nên quan tâm và chia sẻ lợi ích với người chăn nuôi, đảm bảo liên kết bền vững. Mặt khác, cần xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn có nguồn gốc, có thương hiệu để cạnh tranh với các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, tràn lan trên thị trường.
Một vấn đề khá quan trọng: Độ tin cậy giữa nông dân với doanh nghiệp còn khá thấp, người dân lo doanh nghiệp phá hợp đồng, không thu mua, hoặc ép giá; doanh nghiệp lo người nuôi không đảm bảo đúng hợp đồng chứ không đơn thuần là vấn đề vốn, nên cả doanh nghiệp và người chăn nuôi đều cần cải thiện điều này.
Uyên Thư
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- dự báo giá lợn li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất