Từ sau Tết đến nay, nhiều đàn bò nuôi của người dân ở huyện Phú Hòa phát bệnh với các triệu chứng chảy nước bọt, lở miệng, lở móng và bỏ ăn; trong đó có nhiều con bò đã chết, người nuôi thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Xã Hòa Thắng tổ chức phun thuốc tiêu độc sát trùng vùng có bệnh lở mồm long móng bò
Ông Thái Văn Trực ở thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, một trong những hộ có bò bệnh đầu tiên ở thôn này cho biết: “Đàn bò nhà tôi phát bệnh từ mùng 1 Tết, ban đầu chỉ có 1 con bị bệnh với các triệu chứng chảy nước miếng trong, sau đó chảy nước miếng có bọt, miệng và chân lở, bỏ ăn. Ngay ngày hôm sau tôi kêu thú y đến điều trị thì ông này chẩn đoán bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) và bắt đầu chích thuốc, sau 7 ngày điều trị thì bò chết. Hiện trong chuồng nhà vẫn còn 5 con bị bệnh và đang điều trị. Từ khi bò bệnh đến nay, tôi đã tốn gần 3,5 triệu đồng tiền thuốc nhưng bò vẫn chưa khỏe”. Cạnh nhà ông Trực, nhà của ông Lê Công Trường cũng có 2 còn bò đang bị bệnh với các triệu chứng tương tự. Theo ông Trường, bò nhà ông bị bệnh từ mùng 3 Tết. Khi thấy bò bỏ ăn, chân đi nhắc, lở miệng thì ông gọi thú y đến chích thuốc, đến giờ bò vẫn chưa khỏi.
Còn vợ chồng ông Nguyễn Hữu Long ở thôn Phú Lộc, hơn 10 ngày qua đã chi không ít tiền để chữa trị cho 6 con bò còn lại, số tiền chích thuốc cho bò đã gần 6 triệu đồng. Ông Long cho biết: Sau 5 ngày bị bệnh, đến mùng 5 Tết thì 1 con trong đàn đã chết. Con bò này trọng lượng khoảng 150kg, ước giá thị trường được khoảng 30 triệu đồng. Sau khi bò chết, cán bộ thú y, xã có đến kiểm tra và cấp cho tôi 1 chai thuốc sát trùng để phun tiêu độc môi trường khu vực chuồng trại nuôi.
Ông Đào Tấn Hữu, Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng cho biết: Bệnh LMLM bắt đầu phát trên đàn bò ở địa phương từ Tết đến nay. Bệnh xuất hiện trên đàn bò của các tổ 1, 5 thôn Phú Lộc và tổ 3, 4 thôn Phong Niên với tổng số bò bị bệnh khoảng 300 con, trong đó có 14 con đã chết, 150 con đã được điều trị khỏi. Hiện địa phương tích cực hướng dẫn người dân cách điều trị và tổ chức phun thuốc sát trùng khu vực bệnh và vùng xung quanh. Đến nay, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa đã cấp về cho xã 2 thùng (192 lít) thuốc sát trùng Vetvaco Iodine. Số thuốc này đã được cấp và phun hết, xã đang đề nghị cấp thêm để đủ thuốc phun tiêu độc sát trùng toàn bộ 2 thôn có bò bệnh.
Không riêng xã Hòa Thắng, hiện nay, bệnh LMLM cũng xuất hiện tại nhiều hộ nuôi bò ở khu phố Định Thắng 2, thị trấn Phú Hòa. Vợ chồng ông Nguyễn Minh Hà ở khu phố Định Thắng 2 cho hay: Mấy ngày trước tự dưng 2 con bò bỏ ăn, chân đau và lở lưỡi, tôi kêu thú y đến khám thì chẩn đoán là bị LMLM và chích thuốc 3 ngày nay. Hiện bò vẫn còn chảy dãi nhưng đã đỡ hơn, ăn được trở lại. Cạnh nhà bà Hà, nhà ông Sơn, bà Dung… đều đang có bò bệnh với các triệu chứng tương tự.
Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa Nguyễn Tiến Hùng cho biết: Đơn vị đã nắm được tình hình bệnh phát trên đàn bò và đã báo cáo về cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh. Qua kiểm tra lâm sàng trên bò bệnh thì đây là những triệu chứng của bệnh LMLM, riêng những con chết là do ghép với bệnh tụ huyết trùng. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát ra lẻ tẻ, rải rác và ngành đang tập trung khống chế. Theo kế hoạch ngày 1/3 tới, trạm sẽ tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM cho tổng đàn bò từ nguồn vắc xin hỗ trợ phòng dịch bệnh vật nuôi sau bão số 12.
Thủy Tiên
Nguồn: Báo Phú Yên
- bệnh lở mồm long móng li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi bò li>
- nuôi bò li>
- nuôi bò ở Phú Yên li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất