[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Hội đồng phúc lợi động vật Anh, các khía cạnh của phúc lợi động vật bao gồm “5 Không” như sau: Không bị đói khát; Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật; Không bị khó chịu; Không bị sợ hãi và khổ sở; Không bị hạn chế các tập tính tự nhiên. Theo Fracer và cs, 1997, phúc lợi động vật nghĩa là con vật có sức khỏe tốt, có cảm giác tốt và có khả năng thể hiện được các tập tính tự nhiên đặc trưng của loài.
Đảm bảo phúc lợi tốt cho vật nuôi có thể đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người chăn nuôi.
Phúc lợi động vật với sức sản xuất của vật nuôi
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận sức khỏe động vật chịu ảnh hưởng từ các mặt của phúc lợi động vật. Ngược lại, bệnh tật có thể ảnh hưởng nhiều tới các khía cạnh khác của phúc lợi động vật, thậm chí có thể tới tất cả “5 Không”.
Theo đó, ví dụ con vật bị tổn thương miệng nên không thể ăn được, cũng như bị đau đớn. Hậu quả là con vật bị yếu, dễ mắc bệnh. Đó là một vòng luẩn quẩn. Tương tự, một con vật có phúc lợi không tốt có thể là do những yếu tố không phải bệnh tật như làm việc quá sức, mệt mỏi, khi đó cơ thể sẽ tăng lượng cortisol dẫn đến hệ miễn dịch bị ức chế, vật nuôi dễ cảm nhiễm với bệnh tật.
Cơ thể động vật thường không có khả năng duy trì đáp ứng trước tác động của những yếu tố stress nghiêm trọng và kéo dài. Tình trạng này khiến động vật trong điều kiện phúc lợi tồi dễ mắc bệnh hơn, giảm sức sản xuất (tốc độ sinh trưởng, sản lượng sữa, tỷ lệ thụ thai…). Ngược lại, vật nuôi có điều kiện phúc lợi tốt, chúng cảm thấy thoải mái và cho năng suất tối đa có thể. Do vậy, ngày nay đảm bảo phúc lợi động vật được coi là giải pháp đảm bảo sức khỏe của động vật và nâng cao năng suất vật nuôi.
Theo GS – TS Nguyễn Xuân Trạch, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khi đảm bảo được phúc lợi động vật tốt, chăn nuôi có thể giảm thiểu một số chi phí đầu vào, đồng thời có thể tăng được năng suất và giá bán sản phẩm.
Vật nuôi có phúc lợi tốt thì chúng sẽ ít bị bệnh tật nên chi phí thú y sẽ được giảm thiểu, năng suất tăng nên cho nhiều sản phẩm. Những vật nuôi có phúc lợi tốt thường cho các sản phẩm chất lượng cao hơn nên được người tiêu dùng mua với giá cao hơn. Theo đó:
Thị trường thực phẩm với các tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật ngày càng mở rộng vì mối quan tâm của người tiêu dùng đối với phúc lợi động vật ngày càng tăng nhanh. Do vậy, thị trường xuất khẩu sẽ là một thị trường tiềm năng để tăng thu nhập cho người chăn nuôi biết đầu tư cải thiện phúc lợi động vật.
Nếu con vật bị stress do đối xử tồi tệ trong quá trình vận chuyển và giết mổ sẽ làm giảm chất lượng thịt và thân thịt. Hậu quả là lò mổ có thể bị cắt hợp đồng cung cấp cho các nhà bán lẻ. Người ta có thể phạt người chăn nuôi (hay vận chuyển) vì các lỗi phúc lợi động vật.
Gia súc cày kéo bị sử dụng quá sức và không được chăm sóc tốt sẽ bị ốm yếu, bệnh tật đổ ngã vào mùa vụ làm việc hay giá rét. Đó là tổn thất kinh tế lớn cho người nông dân.
Đảm bảo phúc lợi động vật không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân con vật mà còn có lợi ích thiết thực cho con người, môi trường và xã hội.
Ngoài ra, việc đối xử tàn tệ và sao nhãng động vật bằng nhiều cách có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đối với con người. Ngược lại, quan tâm đến động vật có thể giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, giảm thiểu những bệnh truyền lây chung.
Người chăn nuôi chưa quan tâm đến phúc lợi động vật?
GS – TS Trạch cũng chỉ ra, phúc lợi động vật tồi có thể làm giảm lợi nhuận và thu nhập cho người chăn nuôi, nhưng họ lại chưa có nhận thức đúng đắn trong khi chưa có luật pháp ràng buộc về phúc lợi động vật.
Bởi: Khó lượng hóa được để người chăn nuôi thấy được thiệt hại kinh tế gây ra bởi một vấn đề về phúc lợi. Khó khăn định lượng này làm cho người chăn nuôi có thể không thấy được lợi ích cụ thể của việc phòng hay khắc phục những vấn đề về phúc lợi cho vật nuôi của mình.
Nông dân quá bận bịu nên không dành được thời gian thỏa đáng để theo dõi vật nuôi và tìm ra những biểu hiện không bình thường, mặc dù nếu làm được việc đó thì sẽ cải thiện được phúc lợi động vật và tăng năng suất chăn nuôi.
Tâm lý lạc quan và tự tin cố hữu của người nông dân có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư cải thiện phúc lợi động vật vì họ nghĩ rằng mọi việc sẽ tốt đẹp với vật nuôi của họ. Ngược lại, họ cũng có thể cảm thấy lo lắng về những yếu tố bên ngoài như giá nông sản thực phẩm bấp bênh hay trình trạng kinh tế không được sáng sủa nên không yên tâm đầu tư cải thiện phúc lợi động vật.
Người chăn nuôi cũng có thể nhận ra được lợi ích lâu dài của việc cải thiện phúc lợi động vật nhưng họ vẫn có thể không muốn có những đầu tư ngắn hạn cần thiết vì không thấy được lợi ích trước mắt. Hơn nữa, chi phí đầu tư là quá cao nếu phải thay đổi hệ thống chăn nuôi hiện đại để có được phúc lợi động vật tốt hơn.
Phúc lợi động vật ở Việt Nam
Theo TS Lê Quang Thông, Phó trưởng khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh: Phúc lợi động vật ở Việt Nam còn khá mới mẻ, xa lạ với người chăn nuôi. Vài năm trở lại đây được quan tâm hơn. Tại Việt Nam, vật nuôi là thực phẩm và sinh kế, bối cảnh hiện nay đưa vật nuôi về sống với thiên nhiên sẽ là một bước thúc đẩy cho nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các nước trên thế giới.
Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi thú y, có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về phúc lợi động vật ở Việt Nam đối với cả ba nhóm động vật là vật nuôi trong nhà, động vật nông nghiệp và động vật hoang dã. Một bộ phận trong cả ba nhóm động vật này đều đang bị đối xử tồi tệ, không được đảm bảo các nhu cầu tối thiểu để duy trì bản năng tự nhiên. Bên cạnh đó, vẫn còn có các lễ hội trong đó có cảnh giết dã man động vật hiến tế. Việc hành hạ động vật trong quá trình giết mổ và vận chuyển chưa được kiểm soát. Gần đây, chính phủ Australia đã hạn chế xuất khẩu gia súc sống Việt Nam sau khi cảnh giết mổ bò tàn bạo trong các lò mổ bị một nhóm bảo vệ động vật công bố. Và theo điều tra của tổ chức Animals Australia thì chỉ có 2 trong 13 lò mổ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn của Australia về phúc lợi động vật.
Tuy nhiên, gần đây, việc bảo vệ động vật ở Việt Nam có những chuyển biến đáng kể. Ngày càng có nhiều hội, nhóm hoạt động cứu trợ động vật trong nước và quốc tế hoạt động; các chuyên đề bảo vệ động vật đã được tổ chức thường xuyên hơn và được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều lễ hội động vật dã man bị dư luận lên án, từ đó dấy lên phong trào bảo vệ động vật.
Trong đào tạo, gần đây đều có những cuộc hội thảo về giảng dạy phúc lợi động vật được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp và một số trường đại học khác. Đến nay, hầu hết các trường đại học có chương trình đào tạo về chăn nuôi hay thú y đều đã có nội dung giảng dạy về phúc lợi động vật, có thể dưới dạng học phần.
Về luật pháp, lần đầu tiên Luật Thú y của Việt Nam số 79/2015/QH 13 (hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016) có đề cập đến phúc lợi động vật quy định về phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật. Cụ thể, điều 21 Luật này quy định:
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây:
Quản lí, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật;
Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo đối với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng, thủy sản, vận chuyển, giết mổ, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;
Tổ chức, cá nhân động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật pháp.
Tâm An (Tổng hợp)
Ông Jayasmiha, Giám đốc Tổ chức nhân đạo quốc tế tại Ấn Độ cho biết: Phúc lợi động vật sẽ ngày càng quan trọng trong các hiệp định thương mại. Thực hiện được điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội đối với tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Chẳng hạn như Liên minh châu Âu có tiêu chuẩn về phúc lợi động vật rất tốt. Việc áp dụng các tiêu chuẩn giúp người chăn nuôi ở bất cứ quốc gia nào đều có thể cạnh tranh được với các thị trường có cùng loại sản phẩm.
- phúc lợi động vật li>
- tăng năng suất chăn nuôi li> ul>
7 Comments
Để lại comment của bạn
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
cho cháu hỏi với ạ? cháu tìm hiểu nhiều tài liệu nói về phúc lợi động vật nhưng cháu chưa thấy tài liệu nào nói sát vào “đạo đức của animal welfare” mong được các bác giúp cháu ạ
Bạn để lại mail để Ban biên tập có thể chuyển tài liệu về Phúc lợi động vật (tức Annimal Welfare) cho bạn. Cảm ơn.
Cho em xin tài liệu về phúc lợi động vật với ạ
Cho mình xin tài liệu vs ạ
Cho em xin tài liệu về phúc lợi động vật với ạ
Cháu muốn xin tài liệu về phúc lợi động vật ạ
Cho em xin tài liệu về phúc lợi động vật trên bò sữa hiện nay với ạ! xin cảm ơn!