Phúc lợi động vật ở Hà Lan - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Phúc lợi động vật ở Hà Lan

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại Hà Lan, việc thực hiện phúc lợi động vật không chỉ là tình yêu thương đối với vật nuôi, mà sâu xa hơn, là tăng chất lượng thực phẩm cũng như lợi nhuận của ngành chăn nuôi.

     

    Quan tâm đến cảm giác của vật nuôi

     

    Anh Adwin Martine – một nông dân nuôi lợn ở Hà Lan cho biết mỗi năm anh đều cải thiện chuồng trại của gia đình lên. Trước đây, cứ 12 – 13 con lợn anh mới sử dụng một máng ăn. Thì nay, với việc để 2 – 3 máng ăn trong chuồng, những con lợn nhỏ có thể dễ dàng tìm được thức ăn. Đàn lợn phát triển đồng đều hơn. Chuồng trại được anh xây cao thêm nửa mét, lợn có thêm nhiều không khí để thở. Anh còn cho đàn lợn của mình chơi với những chiếc dây xích, đây là trò giải trí thích thú của chúng.

     

    Theo anh, con lợn cũng giống như con người, chúng nên được vui chơi từ nhỏ. Đồ chơi không làm kìm hãm sự phát triển của đàn lợn, chúng còn làm lợn không cảm thấy chán nản. Nếu lợn buồn chán, chúng sẽ quay ra đánh nhau, chúng cắn vào đuôi, vào tai những con lợn khác. Anh Adwin rất chú ý tới tâm lí của đàn lợn, không phải vì chính sách Phúc lợi động vật của Chính phủ Hà Lan yêu cầu khắt khe mà anh là nông dân đã gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Anh thực sự yêu những con lợn.

     

    Còn anh Hanel – chủ trang trại chăn nuôi bò sữa ở miền Trung Hà Lan cho rằng: “Chúng tôi cố giữ cho đàn vật nuôi sống càng lâu càng tốt. Chúng tôi làm bò vui vẻ bằng cách cho chúng luân phiên gặm cỏ mỗi thửa từ 2 – 3 ngày. Chúng vui thì chúng tôi cũng vui”.

     

    Chuồng trại chăn nuôi của anh Hanel giống như một cửa hiệu mát-xa nhỏ. Anh sắm cho đàn bò máy mát-xa để chúng thư giãn sau thời gian vắt sữa. Bởi theo anh, sau thời gian vắt sữa, những con bò rất căng thẳng, mệt mỏi. Những chiếc máy này giúp chúng lấy hết những sợi lông rụng và xoa bóp cho chúng, giúp chúng cảm thấy dễ chịu khi ở trong chuồng.

    Phúc lợi động vật ở Hà LanPhúc lợi động vật là một vấn đề nóng ở Hà Lan, có hẳn một Đảng bảo vệ quyền động vật

     

    Ở Hà Lan, Trung tâm nghiên cứu bò sữa Dairy Campus là đơn vị kết nối hội nông dân, các nhà nghiên cứu, nhà quản lí. Đồng thời nghiên cứu tâm lí động vật để nâng cao năng suất sữa, một phần nào đó quyết định đến lợi nhuận trong chăn nuôi ở Hà Lan.

     

    Ông Kees de Koning, Giám đốc điều hành Dairy Campus cho biết: Qua các thí nghiệm đều khẳng định. Bò cũng có tập tính như con người. Có nhóm bò hung dữ và nhóm những con bò yếu ớt, hiền lành. Những con bò khỏe, chúng làm đầu đàn và ăn được nhiều hơn, vì thế chúng cho nhiều sữa hơn. Chúng tôi xếp hạng chúng từ cao đến thấp dựa trên hành vi, từ đó đưa ra nhiều chương trình để nâng cao hiệu quả cho sữa ở bò. Thực hiện tốt Phúc lợi động vật sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho bò. Bò sống càng lâu, cho sữa càng nhiều, cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế.

     

    Ngoài ra, các trang trại luôn dành một phần thời gian để lồng ghép chương trình dành cho trẻ em về nông nghiệp. Tại đây, nhiều hình ảnh mô tả về quá trình tạo ra thực phẩm các em ăn uống hàng ngày được giới thiệu. Những đứa trẻ cũng được quan sát thực tế và được người nông dân giải thích cặn kẽ để không những tăng cường hiểu biết về nông nghiệp, mà còn tăng thêm tình yêu thương với động vật.

     

    Phúc lợi động vật: Một trong những chỉ tiêu chăn nuôi

     

    Việc thực hiện chính sách Phúc lợi động vật ở Hà Lan được thực hiện bởi các bác sĩ Thú y. Một năm họ xuống trại 4 lần để kiểm tra tình trạng chăn nuôi. Chủ trang trại và Nhà nước trả tiền cho họ để làm công việc này.

     

    Ông Wiel van den Ekker, Bác sĩ thú y vùng Trung nam Hà Lan cho biết: Chúng ta càng đối xử tốt với vật nuôi, cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng, cho chúng môi trường sinh sống tự nhiên thoải mái thì chất lượng thịt, sữa ngày càng được nâng cao bấy nhiêu. Song, không phải ai cũng áp dụng được đầy đủ chính sách ở trại nhà mình.

     

    Anh Adwin Michiels – trang trại nuôi lợn ở Hà Lan cho biết: Chúng tôi có hệ thống gắn sao các sản phẩm trứng, thịt, sữa do tổ chức Phúc lợi động vật cấp. Một sao tức là cung cấp trung bình mỗi con lợn 1 m². Ở Hà Lan không có 2 sao, còn 3 sao dành cho những con lợn được chăn thả tự nhiên.

     

    Ở Hà Lan người tiêu dùng rất chú ý tới việc người chăn nuôi có làm tốt phúc lợi động vật hay không. Bởi nó quyết định đến thực phẩm ăn hàng ngày của họ. Bà Madarien – một người tiêu dùng cho biết: Tôi muốn chọn thực phẩm 3 sao vì nó có phúc lợi động vật rất tốt, nhưng hầu hết mọi người chọn 1 sao.

     

    Phúc lợi động vật là vấn đề nóng của Hà Lan. Đất nước này còn có hẳn một Đảng bảo vệ cho quyền lợi của động vật. Những người nông dân, nếu không đối xử tốt với vật nuôi thì bị áp lực từ cộng đồng, chất lượng thịt, sữa đi xuống, không ai thu mua, họ bị phá sản.

     

    Peter David, chủ một siêu thị bán thực phẩm ở Hà Lan cho hay: “Chúng tôi có một Hội bảo vệ động vật, đó là tổ chức phi lợi nhuận. Họ giám sát các nhà chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho các siêu thị. Nhờ có họ mà phúc lợi động vật được đảm bảo. Hội bảo vệ động thực vật kiểm tra chặt chẽ cơ sở vật chất của các trang trại, có mối quan hệ mật thiết với cơ quan truyền thông để đảm bảo các sản phẩm thịt, trứng được sản xuất đúng quy trình. Nếu có vấn đề gì xảy ra, các phương tiện truyền thông sẽ vào cuộc và như thế sẽ bất lợi cho chúng tôi. Chính vì vậy, chúng tôi luôn cam kết các sản phẩm trứng sữa thịt được đảm bảo phúc lợi động vật.”

     

    Phúc lợi động vật không chỉ có quyền lực trong giám sát việc chăn nuôi của nông dân mà còn có quyền lực trong việc giám sát quy trình giết mổ.

     

    Ông Derk Oorgurg DVM, Trưởng phòng quản lý chất lượng – Công ty thực phẩm Vion – Hà Lan cung cấp thông tin: Toàn bộ hệ thống lò mổ ở Hà Lan và Đức của công ty được áp dụng giết mổ nhân đạo. Quá trình làm ngất bằng CO2 và sốc điện không gây đau đớn cho lợn. Công ty Vion đã áp dụng quy trình giết mổ nhân đạo này từ 100 năm nay. Nhờ giết mổ như vậy nên chất lượng thịt đạt cao nhất có thể.

     

    Nguyễn Huệ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.