Một nhà khoa học động vật tại trường Đại học Wisconsin-Madison đã phát triển một phương pháp không sử dụng kháng sinh để bảo vệ vật nuôi làm thực phẩm chống lại nhiễm vi khuẩn thông thường. Phương pháp mới này xuất hiện khi lo ngại của công chúng về hiện tượng kháng kháng sinh gia tăng khiến hãng McDonald, Tyson Foods và các ngành khác phải thông báo cắt giảm sử dụng kháng sinh trong sản xuất thịt.
Người nông dân tại Mỹ hiện đang sử dụng khoảng 80% thuốc kháng sinh để bảo vệ vật nuôi chống lại bệnh tật và thúc đẩy tăng trọng. Việc lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp và y học đã tạo ra một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng đối với nhiễm kháng thuốc, chẳng hạn như tụ cầu kháng đa thuốc (MRSA) và “vi khuẩn ăn thịt”.
Interleukin 10
Công việc hiện tại của Cook tập trung vào một miễn dịch cơ bản “dừng chuyển đổi” gọi là Interleukin 10 hoặc IL-10, bị các vi khuẩn và rất nhiều mầm bệnh khác thao túng để tiêu diệt hệ thống miễn dịch trong quá trình lây nhiễm. Ông và Jordan Sand – nhà nghiên cứu khoa học động vật đã tìm hiểu cách vô hiệu hóa chuyển đổi này bên trong ruột, vị trí của nhiễm trùng chính của vật nuôi ở trại, chẳng hạn như cầu trùng gây bệnh tiêu chảy.
Cook đã tiêm phòng vắc xin cho gà đẻ để tạo ra kháng thể để IL-10. Gà mái đưa các kháng thể vào trong trứng và sau đó được phun lên thức ăn của vật nuôi mà ông muốn bảo vệ. Các kháng thể này trung hòa IL-10 dừng chuyển đổi ở những vật nuôi đó, cho phép hệ thống miễn dịch của chúng có khả năng chống chọi bệnh tốt hơn.
Trong thí nghiệm với 300.000 con gà, những con được cho ăn các vật liệu mang kháng thể đã được bảo vệ toàn diện chống lại bệnh cầu trùng.
Các thử nghiệm nhỏ hơn với vật nuôi lớn hơn cũng cho kết quả đầy hứa hẹn. Dan Schaefer – Giáo sư về khoa học động vật, và trợ lý nghiên cứu sau đại học của ông là Mitch Schaefer đã giảm được một nửa tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở bò đực non bằng cách cho chúng ăn kháng thể IL-10 trong 14 ngày.
Trong một thử nghiệm trên bê sữa sơ sinh, Sheila McGuirk – Giáo sư y khoa tại Trường Thú y, đã phát hiện thấy rằng có ít hơn một nửa bệnh về đường hô hấp xuất hiện ở những con bê ăn kháng thể trong 10 ngày so với những con không được cho ăn kháng thể. Bê được cho ăn kháng thể cũng cho thấy có ít đơn bào tử động vật Cryptosporidium parvum – một sinh vật đơn bào gây bệnh tiêu chảy, mặc dù xu hướng này không có ý nghĩa thống kê.
Trong vài năm qua, các nhà khoa học đã được biết rằng một nhóm lớn các tác nhân gây bệnh – bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng đơn và đa bào, nguyên sinh động vật, thậm chí các virut nào đó đã khiến cho một chất hóa học gọi là nhân tố ức chế di chuyển đại thực bào (macrophage migratory inhibition factor hay MIF) kích hoạt cơ chế IL- 10 tắt hệ thống miễn dịch của vật chủ.
Những lợi ích của việc giảm sử dụng kháng sinh ở trại chăn nuôi nên được mở rộng tới các gia đình người lao động và dân số rộng lớn hơn. Đáng chú ý là những người làm việc tại các trang trại gà thường mang mầm bệnh đa kháng thuốc nhiều hơn so với những người làm việc tại các trang trại không sử dụng kháng sinh, Sand lưu ý.
Một phương pháp không kháng sinh để ngăn chặn mầm bệnh không làm tắt hệ thống miễn dịch của vật nuôi dường như ít có lợi cho tính kháng hơn so với việc trộn thức ăn với kháng sinh, Cook nói.
K.P. (Theo Sciencedaily)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- thức ăn không kháng sinh li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất