[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên hội thảo quốc gia do Viện Thú y, Tổ chức FAO, Quỹ Fleming tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6/2018.
Toàn cảnh hội thảo
Tham dự Hội thảo có đại diện Viện Thú y; Cục Thú y; Viện Chăn nuôi; Cục Chăn nuôi; các Hội, Hiệp hội chuyên ngành (Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội nghề cá, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Hội Thú y…) các doanh nghiệp (thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thú y); các nhà chăn nuôi đến từ tỉnh Vĩnh Phúc…
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Mục tiêu của hội thảo là khuyến khích sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong việc giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hướng dẫn thực hành tốt tại trang trại và đóng góp phát triển mang lưới đối tác công tư về kháng kháng sinh.
Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Thú y cho biết, hội thảo này được tổ chức với mục đích chia sẻ kinh nghiệm giảm sử dụng kháng sinh, sử dụng có trách nhiệm kháng sinh trong chăn nuôi, với mục đích giảm thiểu kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam, trong khu vực và trên toàn cầu. Bởi hiện nay trên thế giới, kháng kháng sinh là vấn đề nóng hổi. Khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc gia về giảm kháng kháng sinh. Bởi lẽ, mỗi năm đàn gia súc, gia cầm nước ta không ngừng tăng lên, mặt trái là dịch bệnh. Có dịch bệnh thì chúng ta vẫn phải dùng kháng sinh nhưng dùng như thế nào, loại gì, liều lượng ra sao, trách nhiệm của chúng ta.
TS Phạm Thị Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Thú y
Bà Võ Ngân Giang, Chuyên gia về Chăn nuôi và An toàn thực phẩm của tổ chức FAO Việt Nam cho rằng, hiện nay Việt Nam có 93 triệu dân, với GDP trên đầu người là 2185USD (2016). Việt Nam cũng là nước đang phát triển nhanh về nhu cầu dịch vụ y tế ngày càng gia tăng dân số. Sự gia tăng và toàn cầu hóa sản xuất lương thực và thương mại. Tăng sản xuất thuốc trong nước và thương mại toàn cầu về các sản phẩm thuốc. Tại bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận việc một số bệnh nhân nhưng không có thuốc chữa do kháng kháng sinh. Tổ chức FAO và WHO đã tiếp cận Một sức khỏe để phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam đó là: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng kháng sinh thông qua tuyên truyền, giáo dục và đào tạo hiệu quả. Tăng cường hệ thống giám sát quốc gia về kháng kháng sinh bằng cách tiếp cận một y tế. Hỗ trợ Việt Nam đệ trình dữ liệu lên Cơ sở Dữ liệu toàn cầu của OIE về AMU. Đăng ký Việt Nam vào GLASS theo dõi dư lượng kháng sinh trong môi trường. Kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng và cung cấp kháng sinh, cải thiện việc sử dụng hợp lý….
Bà Võ Ngân Giang (đứng), Chuyên gia về Chăn nuôi và An toàn thực phẩm của tổ chức FAO Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc kỹ thuật của Công ty Elanco Việt Nam cho rằng, công ty đã xây dựng các chương trình thuốc chiến lược. Đó là: định hướng các sản phẩm không kháng sinh cho sức khỏe đường ruột; chương trình làm sạch nái; chương trình phòng vệ sớm. Các cam kết của Elanco trong sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trên quy mô toàn cầu và tập trung vào an toàn sinh học và quản lý sức khỏe vật nuôi hơn là chỉ tập trung vào điều trị bằng kháng sinh. Cùng với đó, công ty luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác và khách hàng để lan truyền thông điệp về sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.
Cùng với đó, ông Dũng cũng khẳng định: “Sử dụng có trách nhiệm không đơn thuần chỉ là dùng ít kháng sinh hơn hơn. Mà là dùng đúng thuốc với đúng liều lượng, theo đúng đường cấp, vào đúng thời điểm”.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc kỹ thuật Công ty Elanco Việt Nam
Đại diện các hộ chăn nuôi tại huyện huyện Vị Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: “Chúng ta đã có pháp đồ để có quy trình kháng sinh đúng quy chuẩn chưa? Chúng tôi là người nông dân thì tìm kiếm quy trình thực hành kháng sinh hợp lý ở đâu, ai là người dẫn đường để chúng tôi làm theo..”
Cũng tại hội thảo, bà Pennapa Mattayompong, đại diện Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã chia sẻ về kiểm soát dịch bệnh và sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong chăn nuôi. Cùng với đó, Ban tổ chức đã giới thiệu về Nhóm công tư về Phòng chống kháng kháng kháng sinh. Đồng thời, các đại biểu cũng đã có buổi thảo luận sôi nổi về kháng kháng sinh trong chăn nuôi…/.
PV
- thức ăn không kháng sinh li>
- TĂCN chứa kháng sinh li>
- quản lý sử dụng kháng sinh li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất