Tổng cục Quản lý thị trường đã có công văn về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới.
Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông phản ánh hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép trâu bò qua biên giới miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phức tạp đặc biệt là các địa phương có đường biên giới giáp các nước Lào và Campuchia. Điều này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục… đồng thời, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước sức khỏe người dân.
Để kịp thời ngăn chặn hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép trâu bò qua biên giới, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu đường mòn lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán vận chuyển trái phép trâu bò sản phẩm từ trâu bò vào Việt Nam theo quy định.
Quản lý thị trường “chặn” buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới
Song song đó, chủ động phối hợp trao đổi cung cấp thông tin với cơ quan thú y và các lực lượng chức năng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn việc buôn bán vận chuyển trái phép trâu bò qua biên giới. Tổng cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai và có báo cáo về Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường để kịp thời xử lý.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có văn bản yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn vận chuyển, buôn bán trâu bò trái phép qua biên giới. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục…
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, đặc biệt các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị chỉ đạo sở, ban, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung nguồn lực tổ chức ngăn chặn, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò vào Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị các địa phương chỉ đạo, tăng cường bố trí các lưc lượng chức năng của địa phương, đặc biệt lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường tổ chức rà soát kỹ, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò xuất phát từ các tỉnh giáp biên giới với Lào, Campuchia, nhất là từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, hợp thức hóa nguồn gốc trâu, bò nhập lậu, làm giả giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Đồng thời, giao các cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương khẩn trương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, hợp thức hóa nguồn gốc, làm giả giấy tờ kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Lực lượng công an, Quản lý thị trường, thú y tại địa phương tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò trên các tuyến đường đi qua các địa phương, các tuyến đường giáp kết nối với các tỉnh giáp biên giới với Lào, Campuchia, các tuyến đường kết nối với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; các biện pháp kiểm soát lưu thông, vận chuyển để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò.
Trang Anh
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất