Chiều 1/6, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đọc tờ trình Dự án Luật Chăn nuôi tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự luật.
Một chương quan trọng trong dự thảo luật này là quản lý thức ăn chăn nuôi. Đa số ý kiến của Ủy ban KH,CN&MT nhất trí với việc cần phải quản lý thức ăn chăn nuôi, vì đây là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng chăn nuôi.
Nội dung về quản lý thức ăn chăn nuôi quy định tại Chương III Dự thảo Luật cơ bản đã phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đã được kiểm nghiệm trong thực tế thông qua việc thực hiện Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về thương mại,… tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh và kiểm định thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu trong Dự thảo Luật tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà cho doanh nghiệp; đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh sửa quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi; rà soát, chỉnh sửa quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng; về điều kiện của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cho rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng.
Tại Điều 30 của Dự thảo Luật quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là một loại hàng hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng về thức ăn chăn nuôi do mình sản xuất ra, nên việc khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là một khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Do vậy, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Ban soạn thảo phân biệt rõ các hoạt động khảo nghiệm phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quy định việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi theo hướng hậu kiểm, thừa nhận hợp chuẩn, hợp quy; bổ sung quy định về sử dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho người sang làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Đối với nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh được quy định tại Điều 34, việc sử dụng chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để trị bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y.
Tồn dư kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm chăn nuôi vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vì vậy không khuyến khích sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Do đó, Ủy ban KH,CN&MT nhất trí với các nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh quy định tại Điều 34 Dự thảo Luật.
Theo đó, kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để phòng, trị bệnh cần tuân thủ quy định pháp luật về thú y. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo không vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi. Cấm sử dụng một số loại kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật trong thức ăn chăn nuôi theo Danh mục.
Tuy nhiên, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, giải trình cơ sở khoa học của quy định chỉ sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi; đồng thời chỉnh sửa các quy định về nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh cho rõ ràng, khả thi hơn.
Nguyễn Tuân
Nguồn: Infonet
- giải pháp thay thế kháng sinh li>
- thức ăn không kháng sinh li>
- luật chăn nuôi li>
- TĂCN chứa kháng sinh li>
- sử dụng kháng sinh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất