Từ cuối tháng 2 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Quảng Nam bùng phát trở lại, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Mấy hôm nay, ông Trần Bốn, ở thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đứng ngồi không yên khi đàn lợn nái đến kỳ sinh nở bị dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu huỷ. 2 tuần trước, 3 con lợn nái của ông có dấu hiệu bỏ ăn, xuất hiện nốt đỏ trên thân, lợn suy kiệt rồi chết nên ông đã báo cho chính quyền địa phương. Qua kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng xác định, số lợn của gia đình ông Trần Bốn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu huỷ để tránh dịch lây lan.
Ông Trần Bốn cho biết, tất cả nguồn vốn đầu tư vào chăn nuôi giờ coi như mất trắng, toàn bộ số lợn bị tiêu huỷ, ước thiệt hại 70 triệu đồng. “Gia đình nuôi 4 con lợn nái bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi chết 3 con rồi, giờ còn 1 con đã dời ra ngoài để theo dõi. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương hỗ trợ để gia đình kinh phí mua lại lợn nuôi, nông dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi mà giờ lợn chết hết rất khó khăn”.
Ông Trần Bốn ở xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có 3 con lợn nái chết do dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vào cuối tháng 2 năm nay. Đây là địa phương có số lợn bị dịch tả lợn châu Phi nhiều nhất tỉnh Quảng Nam với 20 thôn, 220 hộ có lợn mắc bệnh. Chính quyền địa phương đã hướng dẫn người dân vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, vận động các hộ dân không sử dụng thức ăn thừa để phòng tránh mầm bệnh lây lan.
Ông Nguyễn Xuân Bảy, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết thời điểm này cơ bản bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế. “Đối với địa phương khi xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, chúng tôi thực hiện tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc liên tục. Phân công từng thành viên đứng điểm hướng dẫn tuyên truyền, vận động chỉ đạo trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay dịch trên địa bàn huyện cơ bản đã được khống chế, không có lợn chết xảy ra”.
Phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Tại tỉnh Quảng Nam hiện có 5 huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, gồm Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước và huyện miền núi Đông Giang. Đến nay có hơn 500 con lợn của 240 hộ chăn nuôi bị nhiễm bệnh chết phải tiêu hủy. Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Quảng Nam là do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết hiện nay, cán bộ thú y ở các địa phương tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng, giám sát dịch bệnh, nhất là tại khu vực có nguy cơ cao, kiểm soát chặt khâu vận chuyển, buôn bán lợn ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan.
“Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tái đàn chăn nuôi lợn. Chủ động giám sát tổng đàn lợn trên địa bàn, nhất là khu vực xảy ra dịch tả lợn châu Phi, khu vực có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn đối với những khu vực đang có dịch, tập trung các nguồn lực áp dụng đồng bộ các giải pháp để xử lý dứt điểm ổ dịch ngay khi phát hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, không để lây lan trên diện rộng”, ông Nguyễn Xuân Vũ cho biết.
Tuyết Lê/VOV-Miền Trung
Nguồn: VOV
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất