[Chăn nuôi Việt Nam] – Tỉnh Quảng Ngãi triển khai các biện pháp cấp bách, khoanh vùng ổ dịch, tiêu hủy gia cầm nhiễm virus A/H5N1; khử trùng tiêu độc, tiêm phòng bao vây, điều tra dịch tễ, giám sát và báo cáo dịch kịp thời.
Tiêu hủy gia cầm nhiễm virus A/H5N1
Trong tháng 5/2023, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên đàn vịt của các hộ dân chăn nuôi ở huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa với tổng số 2.300 con. Ngay sau đó, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn.
Cụ thể, đàn vịt 1.700 con, 60 ngày tuổi của ông Phạm Văn Hải, thôn Đồng Nhơn Bắc, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh; đàn vịt 500 con, 63 ngày tuổi của ông Nguyễn Phượng, thôn Phú Nhuận, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa đều bị chết rải rác, những con còn lại có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy và có biểu hiện thần kinh co giật, liệt chân, quay đầu.
Tất cả số vịt này đều tiêm phòng vaccine cúm gia cầm mũi 1, nhưng không tiêm mũi 2 theo quy định nên miễn dịch chưa cao.
Ngay sau khi cả 2 đàn vịt đều có kết quả mẫu xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp chính quyền địa phương tiến hành triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch như khoanh vùng ổ dịch, tiêu hủy toàn bộ 2.138 con vịt còn lại trong đàn; khử trùng tiêu độc, tiêm phòng bao vây, điều tra dịch tễ và hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi, giám sát và báo cáo dịch kịp thời theo quy định.
Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT tỉnh, Quảng Ngãi đang mùa nắng nóng có mưa dông nên nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm bùng phát và lây lan ra các địa phương trong tỉnh thời gian đến là rất cao.
Do đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 2299/UBND-KTN về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, cụ thể, yêu cầu Sở NN&PTNTvà các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2023; đồng thời, tăng cường công tác thông tin tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa các chủng virus cúm có khả năng lây nhiễm và gây tử vong trên người.
Cùng với đó, tập trung tuyên truyền về tác hại của việc vận chuyển, lưu trữ và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc, xuất xứ.Việc đưa thông tin phải đúng sự thật và khách quan, nhằm tránh gây thiệt hại đến sản xuất, kinh doanh và hoang mang cho cộng đồng; đẩy mạnh công tác tiêm phòng theo quy định; có giải pháp thích hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng,…
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo ứng phó kịp thời khi phát sinh bệnh cúm lây lan trên người.
Đội Kiểm tra liên ngành thực hiện một số quy định của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm không đúng quy định, đặc biệt là vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh nguy hiểm ra, vào địa bàn tỉnh.
Như Đồng
- chăn nuôi gia cầm li>
- cúm gia cầm li>
- quảng ngãi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất