Thị xã Quảng Yên là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Hiện địa phương này cùng các ngành chức năng đang triển khai các biện pháp dập dịch, tránh lây lan ra diện rộng. Song qua kiểm tra, nguyên nhân ban đầu được xác định do dịch từ bên ngoài thâm nhập vào địa bàn thông qua việc vận chuyển lợn.
Ngày 14.5, ổ dịch tả lợn Châu phi xuất hiện tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Tiền Phong với 12 con lợn mắc bệnh. Tiếp đó dịch tiếp tục xuất hiện tại xã Liên Vị.
Đến ngày 24.5, đã có 30 con lợn của 6 hộ chăn nuôi tập trung tại 2 xã Tiền Phong và Liên Vị bị dịch tả lợn Châu Phi. Nguyên nhân ban đầu được xác định do dịch từ bên ngoài vào địa bàn thông qua việc vận chuyển lợn.
Phun khử trùng lối đi vào hộ chăn nuôi có dịch. Ảnh: Đoàn Hưng
Ngày 22.5, đàn lợn thịt 7 con với trọng lượng 20- 40kg/con của hộ gia đình anh Lê Văn Anh – Thôn Bấc, xã Liên Vị nghi bị mắc dịch tả lợn Châu Phi với các biểu hiện ốm sốt, bỏ ăn.
Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Chính quyền địa phương đã phối hợp cùng gia đình tiêu hủy số lợn mắc bệnh theo quy định và thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng.
Anh Lê Văn Anh – Thôn Bấc, xã Liên Vị buồn rầu cho biết: “Gia đình đã trên 20 năm làm nghề chăn nuôi lợn, đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. Có năm đỉnh điểm, gia đình nuôi hơn 30 con lợn 1 lứa. Đây là lần thứ 4 lợn của gia đình bị nhiễm bệnh phải mang đi tiêu hủy”.
Năm nay, tôi nhập giống lợn Mường 12 con về nuôi thử thấy phát triển tốt. Tuy vậy, 5 ngày gần đây, 7 con lợn không được khỏe, bỏ ăn; ngày 22, đang đi viếng đám ma thì người nhà gọi điện, 1 con lợn lăn ra chết. Tôi liền báo với chính quyền địa phương rồi cùng cán bộ mang lợn đi tiêu hủy mà xót quá. Sau đó, gia đình đã nhận được vôi bột, thuốc khử trùng để vệ sinh chuồng trại”.
Xã Liên Vị, TX Quảng Yên thành lập 4 chốt kiểm soát dịch. Ảnh: Đoàn Hưng
Tính đến trưa ngày 25.5, xã Liên Vị có 27 con lợn (tương ứng 557 kg) nhiễm bệnh, nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị tiêu hủy.
Ông Nguyễn Thành Chiến – Chủ tịch UBND xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên – cho biết: “Xã đã lập 4 chốt tại lối ra vào xã không cho vận chuyển lợn ra vào khu vực có dịch. Đặt biển báo tại các lối ra vào thôn có dịch, hố tiêu hủy lợn. Giám sát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi lợn, tổ chức rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng trên các tuyến đường vào các hộ có lợn bệnh; phun khử trùng 2 lần/ngày tại chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh”.
“Thông tin trên hệ thống loa truyền thanh của xã về nguy cơ phát sinh dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Xã sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy lợn ốm, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường” -ông Chiến nói.
Tính đến thời điểm này, thị xã Quảng Yên có 3.400 hộ chăn nuôi lợn và 3 trang trại với tổng số trên 55.400 con lợn, trong đó lợn nái 5.300 con và lợn đực giống là 22 con.
Hiện ổ dịch vẫn đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Các biện pháp khoanh vùng, dập dịch vẫn đang được chính quyền địa phương tích cực thực hiện nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
Đoàn Hưng
Báo Lao Động
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất