Sau ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, 2 năm trở lại đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực phục hồi, phát triển chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cũng được tăng cường hơn.
Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh, tính đến hết quý I/2022, toàn tỉnh, có hơn 27.600 con trâu, 34.078 con bò, 262.928 con lợn và hơn 4 triệu con gia cầm. Với sự tham mưu của các ngành chức năng, UBND tỉnh đã phê duyệt một loạt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Mô hình nuôi gà Tiên Yên của người dân xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên). Ảnh: Thanh Tùng
Công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng được tỉnh đẩy mạnh và được các ngành liên quan, các địa phương chú trọng; trong đó, tập trung tuyên truyền đến các hộ, trang trại chăn nuôi về thông tin dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học. UBND xã, phường tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phát thông báo trên hệ thống loa, đài truyền thanh của xã, thôn về lịch tiêm phòng vắc xin, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông tỉnh thực hiện phát sóng, đăng tin, bài cảnh báo dịch bệnh thủy sản nuôi trên các hạ tầng của Trung tâm.
Trong năm 2021, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh còn tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho cán bộ thú y trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các địa phương thực hiện lấy 3.175 các loại mẫu gia súc, gia cầm, vật nuôi để kiểm tra, giám sát lưu hành các bệnh nguy hiểm thường gặp.
Xử lý ổ cúm gia cầm tại xã Quảng Minh, huyện Hải Hà tháng 1/2021. Ảnh: Việt Hoa
Tỉnh còn chú trọng xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Từ năm 2018 đến hết năm 2021, Chi cục đã thẩm định và tham mưu cấp 23 giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó 6 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả lợn cổ điển, 8 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng, 8 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle, 1 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh tai xanh.
Cùng với đó, các địa phương còn tăng cường tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm, khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn. Năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã tiêm 142.306 liều vắc xin lở mồm long móng, 54.083 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò, 326.727 liều vắc xin các loại ở lợn, 6.433.126 liều vắc xin cúm gia cầm, 48.909 liều vắc xin tai xanh, 95.383 liều vắc xin dại và gần 52.800 liều vắc-xin viêm da nổi cục…
Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các địa phương đã tổ chức thực hiện triển khai đồng loạt trên tháng hành động vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi; thành lập các tổ phun khử trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi, chuồng trại nuôi nhốt, nơi tập kết, kinh doanh, buôn bán động vật và sản phẩm động vật, các cơ sở giết mổ tập trung, ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao. Năm 2021, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cấp 7.479 lít hóa chất khử trùng tiêu độc Haniodine dự phòng cho các địa phương Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ để phục vụ công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu phi, cúm gia cầm. Các địa phương cũng đã cấp phát và sử dụng 34.961 lít hóa chất, 49.430kg vôi bột phục vụ cho công tác khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Chăn nuôi theo mô hình trang trại của hộ ông Nguyễn Văn Duy, thôn Tân Thành, xã Việt Dân, TX Đông Triều. Ảnh: Hải Hà
Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y cũng được các cơ quan chức năng tăng cường nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm xâm nhập vào địa bàn. Năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, các địa phương đã thực hiện kiểm soát giết mổ 408.600 con gia súc, gia cầm, thu phí 1,406 tỷ đồng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thực hiện kiểm dịch 2.357 con bò, 19.960 con lợn, 232.326 con gà xuất ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu Quảng Ninh phối hợp với các ban, ngành tại cửa khẩu Hoành Mô bắt giữ và xử lý tiêu hủy 874kg ngỗng, 619kg thịt lợn, 90kg xúc xích, 400kg nội tạng động vật, 5 vụ vận chuyển nhập lậu vịt giống qua biên giới vào nội địa với 8.820 con… Cẩm Phả, Tiên Yên, Vân Đồn đã xử lý, bắt giữ 12 vụ vận chuyển gia cầm giống nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vận chuyển vào địa bàn, qua đó, tiến hành tiêu hủy 260.210 con giống từ 1-3 ngày tuổi.
Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, mặc dù có nhiều nỗ lực trong phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tuy nhiên, từ năm 2021 đến hết quý I/2022, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Năm 2021, toàn tỉnh đã ghi nhận 99 ổ dịch trên gia súc, gia cầm; tổng số gia súc, gia cầm bệnh buộc phải tiêu hủy là 56.984 con, ước tính thiệt hại 8,2 tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2022, Quảng Ninh cũng có hơn 4.000 con gia súc và gần 7.900 con gia cầm mắc bệnh, gần 240 con lợn và hơn 800 con gia cầm bị chết. Bởi vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được các địa phương quan tâm, triển khai mạnh trong thời gian tới.
Thu Nguyệt
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- dịch bệnh trên gia súc li>
- dịch bệnh gia cầm li> ul>
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất