Để tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn. Qua đó, từng bước kiểm soát nguồn giống, dịch bệnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Anh Nguyễn Văn Duy (thôn Tân Thành, xã Việt Dân, TX Đông Triều) kiểm tra chất lượng lợn giống của gia đình.
Là địa phương phát triển chăn nuôi với số lượng trang trại, gia trại lớn, TX Đông Triều đã chỉ đạo các xã, phường tích cực tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn người dân lựa chọn các giống vật nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không mua giống vật nuôi trôi nổi trên thị trường. Đồng thời, cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi đủ điều kiện, có chất lượng tốt để người dân lựa chọn.
Ông Phạm Văn Phong, Phó Trưởng phòng Kinh tế, TX Đông Triều, cho biết: Hàng năm, thị xã đã tổ chức cho các hộ kinh doanh giống vật nuôi thực hiện ký cam kết không mua bán, vận chuyển con giống mắc bệnh, con giống từ vùng có dịch, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong trường hợp phát hiện con giống có dấu hiệu bị bệnh, chết, các hộ chăn nuôi cần báo ngay cho chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Là một trong những hộ chăn nuôi có quy mô đàn lợn lớn nhất xã Việt Dân với 150 con lợn nái và gần 1.000 con lợn thịt, thời gian qua, gia đình anh Nguyễn Văn Duy, thôn Tân Thành, đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi khép kín, phòng chống dịch bệnh. Theo anh Duy, chăn nuôi lợn quy mô lớn nên gia đình anh đã chủ động từ con giống cho đến hệ thống chăn nuôi khép kín, tuân thủ đảm bảo các vấn đề khử trùng, tiêu độc, sát khuẩn chuồng trại để phòng bệnh dịch.
Theo số liệu thống kê, số lượng gia súc trên địa bàn tỉnh hiện có trên 25.900 con trâu, 30.280 con bò, 268.362 con lợn; số lượng đàn gia cầm trên 4,5 triệu con. Khả năng cung ứng giống nội tỉnh đối với lợn đạt 45%, trâu và bò đạt 78%, giống gia cầm đạt 65% (gà Tiên Yên đạt 100%). Thời gian qua, công tác quản lý giống vật nuôi đã được các cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương tăng cường thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý giống vật nuôi vẫn có những khó khăn cần tháo gỡ. Trong đó, hiện nay, chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh còn chiếm số lượng lớn. Toàn tỉnh hiện có 37.952 cơ sở chăn nuôi (403 trang trại và 37.549 nông hộ). Vì vậy, vẫn có các các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhập nguồn giống từ ngoài tỉnh về thông qua việc vận chuyển bằng xe khách, xe chở hàng… Nguồn gốc con giống trôi nổi trên thị trường, chưa được tiêm phòng, kiểm định được đưa vào sản xuất, gây khó khăn cho công tác quản lý về nguồn gốc con giống và vệ sinh phòng dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát chưa đồng bộ chặt chẽ; một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung ứng giống vật nuôi chưa chấp hành quy định sản xuất, mua bán giống vật nuôi.
Để giải quyết những tồn tại này, Sở NN&PTNT tỉnh đã tăng cường chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương, ngành chức năng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền những quy định mới về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi theo quy định pháp luật. Đồng thời, tích cực kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật ra, vào địa bàn. Qua đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như buôn bán, vận chuyển không có hồ sơ kiểm dịch hoặc có nhưng không hợp lệ, vận chuyển giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Mặt khác, yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng, đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định.
Nguyễn Thanh
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- con giống li> ul>
- Lĩnh vực sản xuất vacccine của Việt Nam ở đâu trong thị trường trị giá 14 tỷ USD?
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
Tin mới nhất
CN,29/12/2024
- Lĩnh vực sản xuất vacccine của Việt Nam ở đâu trong thị trường trị giá 14 tỷ USD?
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất