Những ngày gần đây, tại một số địa phương diễn ra tình trạng hàu nuôi (loại hàu cửa sông) bị chết, trong đó riêng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tỷ lệ hàu chết chiếm đến gần 80%, chủ yếu là hàu đang chuẩn bị thu hoạch, ước gần 6.000 tấn, thiệt hại gần 85 tỷ đồng. Đến nay, tình trạng hàu chết đã được cơ quan chức năng xác định nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả, tuy nhiên, qua đây vẫn cho thấy nhiều tồn tại, bất cập cần được khắc phục.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT và huyện Tiên Yên kiểm tra tình trạng hàu chết tại khu vực nuôi Cảng Mũi Chùa, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên
Hàu cửa sông là đối tượng nuôi mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh khoảng 4 năm trở lại đây. Do kỹ thuật nuôi hàu cửa sông đơn giản (hình thức giàn treo dây), suất đầu tư thấp, đầu ra rộng, doanh thu và lợi nhuận cao nên diện tích nuôi hàu nhanh chóng được mở rộng. Hiện toàn tỉnh có 679 bè nuôi hàu cửa sông, trong đó Móng Cái (330 bè), Quảng Yên (133 bè), Vân Đồn (140 bè), Tiên Yên (70 bè), Đầm Hà (6 bè). Điều đáng nói tất cả các vùng nuôi hàu kể trên đều ở dạng người dân nuôi tự phát, không theo quy hoạch.
Cũng từ không có quy hoạch nên các vùng nuôi này chưa từng được các đơn vị chuyên môn thực hiện đánh giá sức tải môi trường cũng như mật độ thực vật phù du nhằm làm cơ sở quyết định vị trí nuôi cũng như mật độ nuôi hàu hợp lý. Theo các chuyên gia, điều này có liên quan mật thiết đến nguyên nhân khiến cho hàu chết thời gian qua. Theo cơ quan chuyên môn, nguyên nhân làm chết hàu hàng loạt thời gian qua là do sự kết hợp của 3 yếu tố bất lợi đối với loài này là độ mặn cao (29 phần nghìn), mật độ thực vật phù du, vốn là thức ăn của hàu quá thấp (200-340 tế bào/lít) và sự có mặt ký sinh trùng đơn bào (giống với Bonamia spp). Đại diện Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Chỉ tính về mật độ phù du trong nước tại vùng nuôi hàu Tiên Yên, nơi có tỷ lệ hàu chết cao nhất, chỉ số đo được dao động từ 200-340 tế bào/lít, ở mức rất nghèo kiệt, trong khi nhu cầu hàu cần được ăn thức ăn để đảm bảo phát triển cơ thể là từ 0,3-0,5g/kg trọng lượng/ngày. Do đó khiến cho con hàu gầy đói, giảm sức đề kháng. Và khi hàu gầy đói, sức khoẻ kém kết hợp với điều kiện độ mặn cao làm hàu khép vỏ, giảm cường độ hoặc không bắt mồi, đồng thời hàu bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào, vốn cũng chỉ là loại vi khuẩn thường thấy ở hàu cửa sông nhưng ở điều kiện thuận lợi này thì có thể gây chết hàu.
Từ thực trạng trên cho thấy yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực nuôi hàu cửa sông phải được quy hoạch các vùng nuôi chi tiết, trong đó thực hiện các thông số một cách cụ thể về sức tải môi trường, lượng thực vật phù du để quyết định vị trí nuôi cũng như mật độ nuôi hàu. Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết bởi dự đoán diện tích nuôi hàu cửa sông của tỉnh trong thời gian tới đây còn tăng cao do Quảng Ninh có nhiều các vị trí cửa sông, môi trường nuôi trong sạch phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển con hàu. Việc quy hoạch các vùng nuôi hàu cũng tạo cho người dân yên tâm đầu tư bè, giàn nuôi hàu bằng những vật liệu chắc chắn, bền vững, tránh các vật liệu tạm bợ, công năng sử dụng trong thời gian ngắn và gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Được biết, đến thời điểm này mới có huyện Tiên Yên đẩy mạnh lộ trình xây dựng quy hoạch chi tiết sử dụng diện tích mặt nước nuôi nhuyễn thể (chủ yếu nuôi hàu), trong đó hiện đã hoàn thiện bản đồ quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của các sở, ngành liên quan, phấn đấu trước trung tuần tháng 5 này có thể công bố quy hoạch.
Hàu cửa sông là đối tượng nuôi mới song kỹ thuật nuôi đơn giản, suất đầu tư thấp, đầu ra rộng, doanh thu cao nên diện tích ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh đó, để phát triển nuôi hàu bền vững, đơn vị chức năng cũng cần chú trọng hơn trong việc xây dựng quy trình nuôi hàu cũng như đưa ra cơ cấu mùa vụ cho đối tượng này để người nuôi áp dụng. Hiện Chi cục Thuỷ sản đã có quy trình nuôi tạm thời, tuy nhiên theo giới chuyên môn quy trình này cần phải được bổ sung để phù hợp hơn với thực tế sinh trưởng và phát triển của con hàu. Trên cơ sở điều kiện từng môi trường nuôi cụ thể, quá trình sinh trưởng của con hàu cửa sông, đơn vị chuyên môn cũng cần nghiên cứu kỹ về cơ cấu mùa vụ của con hàu để khuyến cáo cho người nuôi. Thực tế theo những người nuôi hàu cửa sông giàu kinh nghiệm, vào tháng 4, thời điểm chuyển mùa và con hàu trong giai đoạn thành thục, chuẩn bị sinh sản nên khi gặp điều kiện bất lợi rất dễ xảy ra gầy yếu, chết đói. Chính bởi vậy, người dân nên tính toán thời gian và mật độ thả giống để có thể thu hoạch trước thời điểm này.
Một yếu tố rất quan trọng khác cần phải làm ngay để phát triển, nâng cao hiệu quả nuôi hàu cửa sông là thắt chặt quản lý giống. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa sản xuất được giống hàu cửa sông, qua đó người nuôi phải nhập giống từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là nguồn giống trôi nổi từ Trung Quốc. Điều này khiến cho chất lượng giống không đảm bảo, có thể mang mầm bệnh. Tỉnh, ngành Thuỷ sản cũng cần đẩy mạnh tiến độ thực hiện Dự án Trung tâm giống nhuyễn thể đang được triển khai tại Vân Đồn nhằm sớm chủ động cung ứng giống nhuyễn thể tại chỗ cho nhân dân, trong đó có giống hàu cửa sông.
Việt Hoa
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- tin tức thủy sản li>
- nuôi trồng thủy sản li>
- nuôi hàu li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất