Nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo ở xã Gio An, huyện Gio Linh là mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, được nhiều người đến học hỏi, nhân rộng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo đang gặp khó khăn vì thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, bò đến tuổi xuất chuồng không bán được, giá bò hơi xuống quá thấp, nếu bán cũng không có người mua.
Mô hình nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo của nhiều người dân xã Gio An đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ – Ảnh: T.L
Nhận thấy nuôi bò theo phương thức nhốt chuồng vỗ béo vừa đỡ tốn công lao động, bò lại phát triển nhanh, bán được giá, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, từ năm 2019, anh Lê Mạnh Dũng, ở thôn Tân Văn, xã Gio An đầu tư hơn 1 tỉ đồng, chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng để xây dựng mô hình nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo. Tại 2 ha đất sẵn có, anh Dũng trồng cỏ, xây dựng chuồng trại quy mô để nuôi bò. Mô hình này xác định lựa chọn mua bò chất lượng cao nuôi vỗ béo để bán. Ban đầu, anh thí điểm nuôi 5 con bò lai sind.
Mỗi con bò được chọn mua ở vào giai đoạn khoảng 3 năm tuổi, trọng lượng giao động ước đạt từ 300 – 350 kg hơi, có ngoại hình lớn, khung xương phát triển đầy đủ. Anh Dũng cho biết, với yêu cầu này thì mỗi con bò mua về để thúc vỗ béo có giá từ 27-30 triệu đồng. Sau khi đưa bò về chuồng, anh Dũng thực hiện các biện pháp thú y phòng bệnh như tẩy giun sán, tiêm phòng các loại vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số loại bệnh khác để đảm bảo bò phát triển khỏe mạnh. Chuồng nuôi bò được xây dựng chắc chắn, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo đủ nước uống và vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi.
Bò nhốt được anh Dũng cho ăn các loại thức ăn như cỏ voi tươi và ủ, thân cây chuối, bã bia mua từ nhà máy. Ngoài ra anh cho ăn thêm thức ăn công nghiệp giúp bò khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh. Trung bình sau 3 – 4 tháng, trọng lượng mỗi con bò phát triển thêm khoảng 100 kg, đến lúc xuất bán bò phải đảm bảo trọng lượng mỗi con từ 400 – 450 kg. Khi thị trường tiêu thụ bình thường, thương lái mua với giá khoảng 80 nghìn đồng/kg hơi, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi 6 – 7 triệu đồng/con. Từ khi bắt đầu thực hiện mô hình đến nay, anh Dũng đã nuôi vỗ béo được 40 con bò, bán 3 đợt được 18 con.
Anh Dũng chỉ là một trong vài chục hộ ở xã Gio An đầu tư nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo bán bò hơi. Gia đình anh Trần Văn Hai ở thôn Bình Sơn, xã Gio An nuôi 10 con bò nhốt lai sind, tiêu thụ được 6 con, có lãi trung bình 2,5 triệu đồng/ tháng/1 con bò sau thời gian 3 tháng nuôi nhốt vỗ béo. Anh Dũng cũng như nhiều người nuôi bò nhốt chuồng ở Gio An mừng vui, hy vọng tìm được mô hình sản xuất phù hợp vì tính toán nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều mô hình khác trong sản xuất nông nghiệp có cùng quy mô, thời gian.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng COVID-19 nên hơn 1 năm nay thị trường tiêu thụ bò nhốt chuồng vỗ béo có nhiều biến động. Người nuôi bò nhốt chuồng ở xã Gio An thường bán bò cho các khách hàng tiêu thụ ở biên giới phía Bắc, trong lúc đó thị trường này đã bị gần như “đóng cửa” do khó xuất sang Trung Quốc, dẫn đến đầu mối tiêu thụ bò vỗ béo cho người chăn nuôi ở Gio An cũng “kẹt” theo.
Mặt khác, bò lai sind nuôi vỗ béo có trọng lượng khá lớn nên các lò mổ ở địa phương khó tiêu thụ được khi mổ bán thịt tại thị trường nhỏ. Cùng với đó, bò nhập khẩu từ Lào, Thái Lan về nhiều nên giá cả rất cạnh tranh. Anh Dũng cho biết, hiện tại giá bò nhốt chuồng vỗ béo xuống thấp khiến người nuôi muốn bán cũng không thể bán được để cắt lỗ, đành phải duy trì đàn bò chờ lên giá.
Vì phải cầm cự nuôi bò vỗ béo đợi có nguồn tiêu thụ nên các hộ chăn nuôi theo mô hình này ở Gio An không thể có thêm tiền để đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại và mua bò để nuôi gối đàn. Trong khi đó thức ăn hằng ngày vẫn phải bảo đảm đầy đủ cho đàn bò để duy trì trọng lượng. Bò hơi bán không được mà các chi phí như tiền lãi vay ngân hàng, công lao động vẫn phải chi trả nên người chăn nuôi bò nhốt vỗ béo ở Gio An thật sự lo lắng.
Trong chuồng của anh Dũng vẫn hiện còn 22 con bò chưa thể xuất bán. Chuồng bò của anh Trần Văn Hai ở thôn Bình Sơn còn 4 con cũng trong hoàn cảnh tương tự. Toàn xã Gio An có 24 hộ nuôi gần 100 con bò nhốt chuồng vỗ béo, tập trung ở thôn Tân Văn và Bình Sơn đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Gio An Cái Viết Chí cho biết, mô hình nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, hiệu quả kinh tế cao hơn bò thả rông, tiết kiệm thời gian và chi phí thuê công chăn thả. Tuy nhiên, giai đoạn này sản phẩm bò nuôi nhốt chuồng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, giá bán bò hơi xuống thấp. Chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm đầu ra cho người chăn nuôi như sử dụng mạng xã hội để thông tin bán sản phẩm và kết nối các đầu mối song vẫn chưa đem lại kết quả.
Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh Nguyễn Văn Thức cho biết, nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng là một trong những chủ trương của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Mô hình này phù hợp để cung cấp sản phẩm cho nhà máy, xí nghiệp thực phẩm và thị trường lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này thị trường tiêu thụ phân khúc bò hơi vỗ béo gặp nhiều khó khăn, nhất là xuất ra biên giới phía Bắc. Phòng đã có thông tin về sự việc và cố gắng tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm bò nhốt chuồng cho người dân Gio An.
Trước tình hình giá bò hơi giảm và khó tiêu thụ, phòng đang phối hợp với xã Gio An cũng như các xã có chăn nuôi bò theo mô hình này tuyên truyền, vận động người dân cố gắng chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò chờ giá lên trở lại. Đồng thời tận dụng nguồn phân bón cho cây trồng, thay thế dần các loại phân bón hóa học đang tăng cao, giúp giảm chi phí đầu tư.
Tú Linh
Nguồn tin: Báo Quảng Trị
- nuôi bò nhốt chuồng li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất