Cùng với chương trình khuyến nông trồng trọt, hoạt động khuyến nông cũng được quan tâm đầu tư nhiều vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm chuyển giao các giống con mới; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; kết nối tiêu thụ sản phẩm… Từ đó, góp phần đáng kể thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển.
Một mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại có bao tiêu sản phẩm đem lại hiệu quả cao cho nông dân -Ảnh: V.T.H
Những năm qua, công tác khuyến nông tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh như: bò, lợn, dê, gà, vịt… Trong đó, chú trọng triển khai các mô hình trình diễn giống con mới và chuyển giao các quy trình chăn nuôi thâm canh, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để duy trì và phát triển đàn.
Từ khi thành lập đến nay, trong suốt 30 năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai trình diễn thành công 26 loại mô hình, kinh phí đầu tư gần 19 tỉ đồng.
Với nhiệm vụ triển khai chương trình cải tạo đàn bò, trung tâm đã thực hiện thành công các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi thâm canh, vỗ béo bò.
Thành công đáng kể nhất trong thực hiện chương trình này là cải tạo tầm vóc đàn bò cỏ của tỉnh, đưa các giống bò lai vào thay thế đàn bò cỏ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tạo ra đàn bò lai có 50%, 75% máu ngoại. Hiện nay, đàn bò của tỉnh có 55.000 con, tỉ lệ đàn bò lai đạt 69%.
Chương trình cải tạo đàn bò thực hiện liên tục từ năm 1995 đến nay, đã phối giống trên 143.500 con bò cái có chửa, bình quân mỗi năm có trên 6.000 bê lai zêbu ra đời.
Bê lai ngoại hình đẹp, sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 lần so với bò vàng địa phương, tỉ lệ thịt xẻ nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, thu nhập từ 7-10 triệu đồng/con/năm.
Từ năm 2020, trung tâm tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt với các giống tinh nhập ngoại như: bò BBB, Brahman mỗi năm có hơn 3.000 bê lai hướng thịt ra đời. Bê lai phát triển nhanh, trọng lượng lớn, ưu thế lai nổi trội, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh, hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với bò vàng địa phương. Ước tính chương trình cải tạo đàn bò đã mang lại nguồn thu 50 tỉ đồng/năm trên địa bàn tỉnh.
Lợn là vật nuôi chủ lực của người dân, với số lượng tổng đàn trên 200.000 con/năm trong những năm gần đây. Trung tâm đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn như: chương trình nạc hóa đàn lợn, mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, nuôi lợn thịt an toàn sinh học, lợn bản địa… Đặc biệt, trong 3 năm từ 2021 – 2023, triển khai có hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Từ kết quả mô hình giúp các hộ chăn nuôi làm quen với phương thức chăn nuôi mới, mang lại “hiệu quả kép” về kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhờ những biện pháp tích cực và đồng bộ, chất lượng đàn lợn giống ngày càng được nâng lên, chất lượng thịt được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tỉ lệ đàn lợn nái ngoại tính đến năm 2020 đạt 31,2%, vượt 30% kế hoạch đề ra. Chăn nuôi lợn đã chuyển dần từ đầu tư nông hộ sang phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, sử dụng thức ăn hỗn hợp, chuồng sàn, chuồng lồng, phòng, chống dịch bệnh…
Trong giai đoạn 1995-2002, trung tâm được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn, thông qua trại truyền giống gia súc, hằng năm đã sản xuất và cung cấp hàng chục ngàn liều tinh đảm bảo chất lượng, góp phần phát triển chăn nuôi lợn thâm canh của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 629 trang trại chăn nuôi lợn phát triển bền vững, trong đó có 60 trang trại chăn nuôi có liên kết.
Chương trình cải tiến giống và phương pháp chăn nuôi gia cầm được thực hiện từ năm 1996 đến nay trên các đối tượng vịt siêu trứng (khaki campbell), vịt siêu thịt supermeat, vịt biển BC15, ngan Pháp, gà lông màu.
Các mô hình nuôi gà bản địa sinh sản, bồ câu Pháp, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học sử dụng đệm lót sinh học đã xử lý rất tốt chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 70 trang trại gia cầm, trong đó có trên 30 trang trại chăn nuôi gà thịt có liên kết. Đã hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi dưới các hình thức chăn nuôi gia công, HTX chăn nuôi.
Để giúp nông dân vùng gò đồi, vùng núi cải tạo giống dê cỏ địa phương, nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đưa đực giống dê bách thảo vào kết hợp với chọn lọc bình tuyển đàn dê đực giống, tranh thủ các chương trình, dự án để thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi dê, mô hình tái tạo năng lượng bằng hầm biogas trong chăn nuôi lợn, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, mô hình trồng cỏ kết hợp chế biến thức ăn chăn nuôi bò, mô hình nuôi nhông trên cát…
Trưởng Phòng Truyền thông, Đào tạo và Thị trường, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Thanh Tùng cho biết: thành công trong chăn nuôi là đã nhanh chóng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh áp dụng vào lĩnh vực chăn nuôi, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi có đầu tư thâm canh.
Thông qua các chương trình, mô hình dự án đã kết hợp được các mục tiêu vừa cải tiến con giống với tăng cường dinh dưỡng bằng các loại thức ăn chế biến, các loại cỏ chất lượng, áp dụng quy trình nuôi sử dụng men vi sinh, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, sử dụng hệ thống phun sương chuồng nuôi đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, được nông dân trong tỉnh nhiệt tình tham gia.
Với những nỗ lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và phương thức chăn nuôi trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã góp sức cùng ngành nông nghiệp và PTNT, các địa phương và nông dân trong tỉnh nâng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 25,9% năm 2017 lên 32,68% năm 2022.
Võ Thái Hòa
Nguồn: Báo Quảng Trị
- Khuyến nông li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất