Lâu nay, nhiều nhãn hàng sữa ghi nhập nhèm sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng… mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất làm nên chất lượng sữa (sữa tươi hay sữa hoàn nguyên) khiến người tiêu dùng thiệt thòi.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Đã đến lúc cần có một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi mà ở đó nêu rõ sữa tươi tiệt trùng phải đúng là sữa lấy từ bò ra”.
Hiện sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước đạt hơn 700.000 tấn/năm, đủ đáp ứng 30% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, cảnh nông dân đổ sữa vẫn xảy ra ở một số nơi, trong khi mỗi năm, Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD để nhập khẩu sữa bột.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, trong buổi làm việc với tập đoàn TH True Milk ngày 23/2 đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi nhanh chóng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về sữa tươi nguyên liệu để có biện pháp kiểm soát, xử lý, đồng thời giúp minh bạch thị trường, khuyến khích sản xuất trong nước. “Còn như hiện nay sữa bột nguyên liệu giá đang xuống rất thấp, các doanh nghiệp sẽ tận dụng nhập khẩu về để pha trộn và bán thu lãi lớn. Còn người nông dân thì dư thừa sữa, ngành chăn nuôi bò sữa sẽ khó khăn”.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Cục Chăn nuôi phải nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn sữa tươi chậm nhất vào tháng 6/2016, nếu không lãnh đạo Cục Chăn nuôi sẽ phải kiểm điểm trước Bộ trưởng.
Lý giải về nguyên nhân chậm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho hay, đơn vị này vẫn đang tiến hành dự thảo, việc chậm trễ một phần do đến nay Bộ chưa ban hành quyết định giao cho Cục triển khai.
Trần Ngân
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất