[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 25/6/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty NISSEIKEN (Nhật Bản) và Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Phát triển Tiến Thắng (TSD) đã phối hợp tổ chức thành công Lễ ra mắt vắc xin mới NISSEIKEN Nhật Bản và hội thảo với chủ đề: Tình hình dịch bệnh hô hấp trên heo và giải pháp cho tương lai bằng công nghệ Nhật Bản.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc sự kiện, Tiến sĩ Shinya Nagai, Chủ tịch Nisseiken nhấn mạnh, vắc xin AP125RX là loại vắc xin xuất sắc đã nhận được giải thưởng của Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản. Nhờ sự phát triển của loại vắc xin này, bệnh viêm phổi màng phổi ở heo giờ đây gần như không còn là vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản.
“Vì vậy, sự ra mắt này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với công ty chúng tôi khi tiếp tục mở rộng và nâng cao sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam. Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng và tăng trưởng năng động. Chúng tôi tự hào là một phần của nền kinh tế sôi động này và cam kết đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của ngành chăn nuôi tại Việt Nam thông qua các sản phẩm tiên tiến của chúng tôi”, Tiến sĩ Shinya Nagai nhấn mạnh.
Tiến sĩ Shinya Nagai, Chủ tịch Nisseiken
Cũng theo Tiến sĩ Shinya Nagai, sự kiện hôm nay không chỉ nhằm giới thiệu một sản phẩm mới mà còn chia sẻ tầm nhìn của Nisseikenvề tương lai và cam kết của Nisseiken trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng, đối tác và cộng đồng.
“Khi bắt đầu hành trình mới này, tôi tin tưởng rằng cùng với Advance Pharma Việt Nam (APV) và Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Phát triển Tiến Thắng (TSD), chúng ta sẽ đạt được những thành công đáng kể và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho ngành chăn nuôi Việt Nam”, Tiến sĩ Shinya Nagai nói.
Ông Võ Việt Mỹ, Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Phát triển Tiến Thắng
Cũng tại hội thảo, ông Võ Việt Mỹ, Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Phát triển Tiến Thắng chia sẻ, thời gian vừa qua nhờ sự đồng hành của quý đối tác khách hàng, sự đồng hành của quý đại lý, cùng với sự nỗ lực rất lớn của toàn thể công nhân viên, đã đạt được nhiều thành tựu và nâng cao vị thế đơn vị trên thị trường Việt Nam.
“Hội thảo nhằm cập nhập tình hình dịch bệnh trên heo tại Việt Nam đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu cho khách hàng. Cũng dịp này công ty cũng tri ân đến toàn thể quý đối tác, khách hàng và cán bộ, nhân viên đã cùng đồng hành. Đây cũng là một dấu mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Công ty và sự nối tiếp phát triển của các năm tiếp theo”, ông Võ Việt Mỹ cho biết.
PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Phó trưởng phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Giảng viên cao cấp bệnh lý truyền nhiễm thú y, Khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chia sẻ tại hội thảo PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Phó trưởng phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Giảng viên cao cấp bệnh lý truyền nhiễm thú y, Khoa CHăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ tình hình bệnh hô hấp trên heo tại Việt Nam hiện nay. Theo PGS.TS Đỗ Tiến Duy, giai đoạn cai sữa là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với sức khoẻ, tăng trưởng của heo. Ở giai đoạn này, heo chịu tác động của nhiều yếu tố gây stress, miễn dịch mẹ truyền ở heo bị sụt giảm… tạo điều kiện cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh cơ hội có thể đã nhiễm sẳn trên đường hô hấp ở giai đoạn heo con theo mẹ, làm gia tăng khả năng mắc bệnh hô hấp ở heo sau cai sữa.
“Bệnh lý hô hấp ở heo cai sữa thường có nguyên căn từ giai đoạn theo mẹ, do sự lây nhiễm tác nhân vi sinh vật gây bệnh từ heo mẹ mang trùng và tình trạng miễn dịch kém của heo con giai đoạn theo mẹ. Do vậy, để kiểm soát hiệu quả bệnh lý hô hấp ở heo cai sữa cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ từ giai đoạn theo mẹ và sau đó là ở giai đoạn sau cai sữa”, PGS.TS Đỗ Tiến Duy chia sẻ.
Tiến sĩ Natsumi, giám đốc sản phẩm cấp cao của Nisseiken
Cũng tại hội thảo, Tiến sĩ Natsumi, giám đốc sản phẩm cấp cao của Nisseiken chia sẻ về sản phẩm AP125RX và APM. Theo đó, bệnh viêm phổi và màng phổi do APP phổ biến ở trên heo, thời gian xảy ra ở 60-70 ngày tuổi. Đặc trưng lâm sàng thường là cấp tính, suy sụp hô hấp và chết đột ngột. Bên cạnh đó trở thành mãn tính làm heo chậm lớn và ho nhiều. Hiện nay tổ chức y tế thế giới cảnh báo, sự nổi lên của những chủng mầm bệnh, đề kháng với bệnh đây là mối quan tâm toàn cầu.
“Chúng ta thường dùng kháng sinh để phòng trị APP, tuy nhiên với xu hướng hiện nay, phòng bệnh bằng vắc xin đang là xu hướng phát triển và thay thế kháng sinh. Chúng ta không nên sử dụng kháng sinh trên heo khỏe mạnh mà tăng cường sử dụng vắc xin để chủ động với các bệnh thông thường và cải tiến an toàn sinh học”, Tiến sĩ Natsumi cho hay.
Theo Tiến sĩ Natsumi, một trong những yếu tố gây bệnh của APP là các độc tố. Do đó sản phẩm AP125RX có chứa 6 kháng nguyên kiểm soát APP, đầu tiên là 3 kháng nguyên mầm bệnh APP (1,2,5) và 3 biến độc tố ( rApx I, rApx II, rApx III) nguy hại nhất của APP để tạo kháng thể, do đó khi heo gặp các độc tố này nó sẽ ức chế và phân giải không làm hư hại tế bào. Vừa kháng nguyên tế bào, vừa kháng nguyên độc tố sẽ tạo ra hiệu quả hoàn thiện hơn.
Còn đối với APM là sản phẩm kết hợp 6 kháng nguyên của AP125RX và 1 kháng nguyên Mycoplasma hyopneumoniae, đây được xem như một giải pháp lựa chọn trong các tình huống của trang trại.
Đại diện Công ty tặng quà lưu niệm các khách mời tham dự hội thảo.
MINH ANH
Quý độc giả có nhu cầu biết thêm thông tin về sản phẩm vắc xin AP125RX, APM vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Phát triển Tiến Thắng
Địa chỉ: 62/8 Bàu Cát, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 028 3948 3929
Email: [email protected]
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Hy vọng vắc xin mới.