Theo ngân hàng Rabobank, nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt heo sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo báo cáo quý I/2022 về thịt heo mới nhất của ngân hàng Rabobank, mặc dù diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn phức tạp, nhưng hầu hết người tiêu dùng có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với dịch bệnh.
Người tiêu dùng đang tích trữ thực phẩm đông lạnh và tiết kiệm hơn. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn trong năm 2022, thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và niềm tin của người tiêu dùng giảm.
Lạm phát giá tiêu dùng, chi phí đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề thiếu lao động sẽ gây thêm áp lực đối với người tiêu dùng. Dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thịt heo toàn cầu, cả sản xuất và nhu cầu tiêu thụ.
Tại châu Âu, dịch tả heo Châu Phi (ASF) gần đây đã lan rộng ở nhiều nước. Tại châu Á, dịch ASF tiếp tục lan rộng trên khắp Trung Quốc, nhưng tác động ít hơn nhiều so với năm 2020. Cả Việt Nam và Philippines đều có số heo mắc dịch tả ASF tăng trong mùa đông, dẫn đến việc tiêu hủy nhiều hơn ở một số khu vực.
Các đợt bùng phát dịch bệnh đã dẫn đến giết mổ hàng loạt, làm giá giảm. Tốc độ tái đàn heo năm 2022 sẽ chậm lại ở cả hai quốc gia. Dịch tả ASF tiếp tục lan rộng khắp các nước châu Á, nhưng nhiều nước châu Á đang tăng tốc khi sản xuất thịt heo.
Tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhu cầu nhập khẩu giảm do sản lượng trong nước tăng. Trong khi đó, Thái Lan có thể sẽ tăng cường nhập khẩu để bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước do dịch ASF.
Theo Rabobank, nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt heo sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao.
Trong số các nước xuất khẩu lớn, xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng trong năm 2022 với giá cả cạnh tranh hơn. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng thịt heo toàn cầu trong năm 2022 giảm 2% so với năm 2021, xuống còn 104,2 triệu tấn.
Nguyên nhân chính là sản xuất suy yếu tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thương mại thịt heo trên toàn cầu dự kiến tăng trưởng 2% trong năm 2022, lên 12,8 triệu tấn, vì nguồn cung tại các thị trường thiếu hụt.
Trong đó, các nhà xuất khẩu lớn có thể ghi nhận nhu cầu bổ sung từ các thị trường Đông Nam Á, nhờ những điều kiện về kinh tế dịch vụ thực phẩm cải thiện. Điều này có thể bù đắp nhập khẩu giảm từ Philippines, khi thị trường này dừng chính sách giảm thuế và tăng hạn ngạch nhập khẩu.
USDA cũng dự báo sản lượng thịt heo của Trung Quốc trong năm 2022 sẽ giảm khi ngành chăn nuôi heo nước này điều chỉnh theo những thay đổi nhanh chóng của điều kiện thị trường.
Những người tham gia thị trường thịt heo, đã thu được lợi nhuận lớn trong phần lớn năm 2020 với mức giá đặc biệt cao, có thể gặp khó khăn hơn trong tương lai, đặc biệt là khi giá đầu vào vẫn cao.
Những yếu tố này có thể sẽ khiến sản lượng thịt heo của Trung Quốc giảm và nhập khẩu tăng vào năm 2022, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022. Nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc sẽ tăng trở lại vào năm 2022, sau khi giảm vào năm 2021. Năm 2022, dự kiến Trung Quốc sẽ nhập khẩu gần 4,8 triệu tấn thịt heo, tăng gần 6% so với năm 2021.
Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu sẽ vẫn ở dưới mức kỷ lục xác lập vào năm 2020 khi nguồn cung thịt heo bị ảnh hưởng trầm trọng do dịch bệnh. USDA dự báo, sản lượng thịt heo của Trung Quốc trong năm 2022 đạt 49,5 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2021.
Tồn kho đàn heo nái đầu năm 2022 dự kiến vượt mức trung bình những năm trước. Năng suất cũng tăng vì những con heo nái kém chất lượng đã bị tiêu huỷ và điều này được cho là sẽ hỗ trợ sự sẵn có của thị trường heo hơi, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu sản xuất 89 triệu tấn thịt vào năm 2025, tăng trung bình 2,8%/năm từ mức 77,5 triệu tấn trong năm 2020. Theo kế hoạch, sản lượng thịt heo sẽ đạt khoảng 55 triệu tấn, thịt gia cầm đạt 22 triệu tấn, thịt bò đạt 6,8 triệu tấn và thịt cừu đạt 5 triệu tấn.
H. Mĩ
Nguồn tin: VietnamBiz
- giá thịt heo tăng li>
- chi phí chăn nuôi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất