Theo dự báo của ngân hàng Rabobank, nguồn cung thịt heo đang trong đà phục hồi tại hầu hết khu vực trên thế giới trong năm 2021.
Pigprogress trích dẫn báo cáo thịt heo hàng quý của Rabobank cho biết sự lạc quan của ngân hàng Hà Lan đi song song với cảnh báo dịch tả heo châu Phi (ASF) tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất thịt heo ở châu Á và châu Âu, cũng như dòng chảy thương mại toàn cầu.
Ngân hàng cũng chỉ ra đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động tới toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Trong báo cáo mới nhất, Rabobank dự đoán nguồn cung thịt heo toàn cầu sẽ tăng trưởng ở châu Á, Bắc và Nam Mỹ, nhưng sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn ở châu Âu.
Rabobank cho biết mặc dù Trung Quốc tiếp tục thống trị thương mại toàn cầu, mức giảm nhập khẩu dự kiến của gã khổng lồ châu Á vào năm 2021 sẽ có tác động phân tán đối với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, nơi các lệnh cấm thương mại đối với Đức làm tăng nguồn cung nội địa và ảnh hưởng đến thị trường.
Trung Quốc: Đẩy nhanh tốc độ tái đàn, nhập khẩu thịt heo giảm
Sau khi tái đàn một cách nhanh chóng trong năm 2020, Trung Quốc sẽ ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất thịt heo vào năm nay. Rabobank ước tính mức tăng trưởng là 10 – 15%.
Mặc dù dịch ASF tiếp tục lan rộng tại quốc gia châu Á, tác động của dịch bệnh đang giảm dần. Trong báo cáo của mình, ngân hàng viết rằng thương mại thịt heo toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn.
“Với sản lượng dự kiến tăng ít nhất 10 – 15%, nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 10 – 30% trong năm nay. Điều này sẽ vẫn khiến năm 2021 trở thành năm nhập khẩu lớn thứ hai của quốc gia này, nhưng sự thay đổi về nhu cầu sẽ tác động đến tất cả nhà xuất khẩu”, nhà phân tích cấp cao về protein động vật Chenjun Pan cho biết.
Tình hình sản xuất thịt heo ở Châu Âu
Sản lượng thịt heo tại châu Âu dự kiến sẽ không đổi hoặc giảm nhẹ vào năm 2021, do nhu cầu xuất khẩu giảm, trong khi nhu cầu nội địa phục hồi chậm do dịch COVID-19 và các mối đe dọa từ dịch ASF đang diễn ra ở Đông Âu và Đức.
Tây Ban Nha đã ghi nhận sự gia tăng về xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc do dịch ASF bùng phát được phát hiện trên heo rừng ở Đức. “Trong khi Đức tập trung vào việc tìm kiếm các điểm đến xuất khẩu thay thế, Tây Ban Nha và Đan Mạch sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc Đức vắng mặt ở một số thị trường châu Á”, bà Pan nhận định.
Mỹ: Chính sách thương mại, nhập cư và hỗ trợ trang trại vẫn được đặt lên hàng đầu
Tại Mỹ, nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng mạnh đang giúp thúc đẩy thị trường thịt heo và hỗ trợ giá heo hơi tiếp tục tăng mạnh.
Doanh thu tốt hơn đang giúp bù đắp chi phí thức ăn gia tăng. Chính sách thương mại, nhập cư và hỗ trợ trang trại vẫn được quan tâm hàng đầu khi chính quyền của Tổng thống Biden nắm quyền kiểm soát.
Brazil: Xuất khẩu thịt heo cao kỷ lục vào năm 2020
Brazil đã ghi nhận xuất khẩu cao kỷ lục trong năm ngoái. Giá thịt heo nội địa tăng do nhu cầu xuất khẩu mạnh và chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Do hạn hán ảnh hưởng đến năng suất và nhu cầu toàn cầu vẫn mạnh, Rabobank dự đoán giá ngũ cốc thức ăn chăn nuôi sẽ ở mức cao trong những tháng tới.
Mặc dù vậy, sản lượng heo hơi của quốc gia Nam Mỹ dự kiến sẽ tăng 2,5% vào năm 2021 để đáp ứng sự phục hồi của nhu cầu địa phương và một năm xuất khẩu mạnh mẽ nữa.
Việt Nam: Số lượng heo bằng 87% mức trước dịch ASF
Rabobank trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết đàn heo của cả nước trong năm 2020 đạt 27,3 triệu con, tăng 20% so với năm 2019, và bằng 87% mức trước dịch ASF.
TỐ TỐ
VietnamBiz
- nguồn cung thịt heo li> ul>
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T7,11/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất