[Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 27/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế – Văn phòng Chính phủ, hội thảo “Một số bất cập trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp” đã diễn ra. Sự kiện do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức, với sự chủ trì của các chuyên gia đầu ngành gồm TS. Hồ Xuân Hùng, TS. Phùng Hà và TS. Nguyễn Xuân Dương.
Từ trái qua TS. Nguyễn Xuân Dương, TS. Hồ Xuân Hùng và TS. Phùng Hà chủ trì hội thảo
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang gặp nhiều thách thức trong việc thực thi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cũng như Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các quy định hiện hành bộc lộ nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đây là cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia cùng thảo luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải cách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Thực trạng và bất cập trong thực thi pháp luật
Hiện nay, quy trình xây dựng và sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật chậm chạp, việc cập nhật quy chuẩn kỹ thuật quốc gia diễn ra quá lâu, không theo kịp tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Quy định kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chưa hợp lý, các yêu cầu kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu đang được thực hiện quá mức cần thiết, kéo dài thời gian thông quan và làm tăng chi phí lưu kho bãi. Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng, việc kiểm tra lại các sản phẩm đã có chứng nhận chất lượng từ nước xuất khẩu là không cần thiết, gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp.
Nhiều quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp được ban hành nhưng lại thiếu sự đồng bộ. Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng, đặc biệt là trong xuất khẩu, do các tiêu chuẩn chưa theo kịp các yêu cầu của thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Trong khi đó, việc công bố hợp quy hiện nay mang tính hình thức, chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm tại một thời điểm mà không phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy cho từng lô hàng, làm tăng chi phí và kéo dài thời gian thông quan. Chi phí hợp quy ước tính khoảng 3 triệu đồng mỗi sản phẩm hoặc lô hàng, khiến toàn ngành tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Việc kiểm soát chất lượng hàng hóa nông sản đang chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, dẫn đến tình trạng phân tán, thiếu thống nhất. Một số tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt hay thủy sản vẫn chưa có chế tài đủ mạnh để đảm bảo thực thi hiệu quả. Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
TS. Nguyễn Trí Ngọc chỉ ra những mặt hạn chế trong thực hiện Luật CLSP và Luật TCQC đối với ngành phân bón Việt Nam
Trước những vẫn đề nêu trên, TS. Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định: “Việc công bố hợp quy hiện mang tính hình thức, khi chỉ đánh giá tại một thời điểm mà không phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất, trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy cho từng lô hàng, gây tốn kém chi phí và kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường trong và ngoài nước”.
Giải pháp cải thiện
Trước những bất cập trên, các chuyên gia đề xuất cần đẩy nhanh quá trình sửa đổi và ban hành quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo cập nhật kịp thời với thực tiễn sản xuất và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Điều chỉnh quy định kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, giảm bớt thủ tục không cần thiết đối với sản phẩm đã có chứng nhận từ nước xuất khẩu.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý, loại bỏ sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các yêu cầu công bố hợp quy không cần thiết để giảm chi phí cho doanh nghiệp và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Siết chặt kiểm soát chất lượng sản phẩm nông nghiệp, áp dụng các chế tài mạnh hơn để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng.
TS. Nguyễn Xuân Dương phát biểu về những bất cập trong vấn đề công bố hợp quy
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng: “Nhà nước cần khảo sát ý kiến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp để sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Luật Quy chuẩn kỹ thuật theo hướng thực tiễn và hiệu quả hơn”. Ông nhấn mạnh rằng, việc cải cách chính sách là cơ hội để nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.
Cần nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Theo TS. Nguyễn Xuân Dương, “Đây là thời vận tốt, để Việt Nam có được thể chế pháp luật và chính sách phát triển tốt nhất, nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Cùng với đó, cơ quan chủ trì soạn thảo rất cần sự khách quan và tranh thủ rộng rãi ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học ở trong, ngoài nước, nhất là của các Hiệp hội ngành hàng”.
Trần My
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất