Ngày 16/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác khảo nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi tại Công ty NAVETCO.
Ông Trần Văn Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty NAVETCO cho biết, sau một thời gian thực hiện và với sự giúp đỡ hiệu quả của các đơn vị chuyên môn thuộc Cục Thú y, Công ty NAVETCO phối hợp với Viện Nghiên cứu PIADC và Công ty NAVETCO, dự án nghiên cứu vacxin dịch tả lợn Châu Phi đã thu được những kết quả khoa học và thực tiễn quan trọng.
Theo đó, kết quả thu được cho thấy virus dịch tả lợn Châu Phi chủng G-delta I 177L an toàn trên lợn khi sử dụng liều cao gấp 104 lần so với liều miễn dịch tối thiểu, cho mức độ bảo hộ 100%. Khả năng trở lại độc lực của chủng virus vacxin cũng đã được kiểm tra với kết quả qua 6 lần cấy chuyển liên tục trên lợn không xuất hiện các dấu hiệu bệnh dịch tả lợn Châu Phi ở các đời cấy chuyển, đặc biệt ở đời 5. Điều này chứng tỏ tính ổn định của chủng virus G-delta I 177 L.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (bên trái) giám sát công tác khảo nghiệm. Ảnh: Trần Trung.
Công tác khảo nghiệm, kiểm tra lâm sàng dịch tễ trên những con lợn được khảo nghiệm. Ảnh: Trần Trung.
Vacxin sản xuất từ chủng này cho khả năng bảo hộ tốt thông qua phương pháp đánh giá bằng công cường độc, dùng chủng virus dịch tả lợn Châu Phi cường độc phân lập tại Việt Nam. Qua đánh giá 6 lô vacxin sản xuất thử nghiệm, tất cả 6 lô vacxin đều đạt yêu cầu với 100% lợn tiêm vacxin được bảo hộ và 100% lợn đối chứng chết do virus dịch tả lợn Châu Phi cường độc gây ra.
Kết quả ghi nhận khả năng kích thích sinh miễn dịch tốt của chủng virus vacxin và chứng tỏ có sự tương đồng kháng nguyên bảo hộ giữa chủng virus vacxin và virus dịch tả lợn Châu Phi cường độc lưu hành và gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đàn heo nuôi tại nước ta từ năm 2019 đến nay.
Qua khảo nghiệm cho thấy những con lợn được tiêm vacxin vẫn khỏe mạnh. Ảnh: Trần Trung.
“Đây là bước khảo nghiệm cuối cùng để để trình Hội đồng Khoa học Quốc gia phê duyệt trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Qua khảo nghiệm cho thấy, sau 6 ngày kết quả rất tốt, các con lợn được tiêm vacxin vẫn phát triển khỏe mạnh, trong khi đó những con lợn đối chứng không được tiêm vacxin đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nhiễm bệnh và chết. Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực để bắt tay ngay vào sản xuất khi được phê duyệt”, ông Hạnh chia sẻ.
Những con lợn đối chứng không được tiêm vacxin đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nhiễm bệnh và chết. Ảnh: Trần Trung.
Đánh giá kết quả khảo nghiệm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Navetco là doanh nghiệp có vốn nhà nước 65%, từ khi nhập chủng virus G-delta I 177 L từ Mỹ về, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo quyết liệt trong quá trình nghiên cứu và làm các bước kiểm tra đánh giá rất chặt chẽ, kể cả thành lập hội đồng khoa học do Cục Thú y và nhà khoa học để khảo nghiệm, đánh giá nhiều lần. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin rằng Hội đồng Nhà nước sẽ thông qua kết quả khảo nghiệm và Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo sản xuất ngay vacxin dịch tả lợn Châu Phi để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận nỗ lực của công ty Navetco và Cục Thú y và đánh giá cao kết quả khảo nghiệm. Ảnh: Trần Trung.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm, chăn nuôi lợn vẫn là ngành chăn nuôi chủ lực của Việt Nam, nếu có vacxin, tốc độ chăn nuôi lợn sẽ tăng, ngoài phục vụ gần 100 triệu dân còn có thể phục vụ thị trường xuất khẩu. Hiện rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư theo chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi đúng chuẩn đến sơ chế, chế biến với quy mô công nghệ rất hiện đại.
Trần Trung
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất