Mặc dù được kỳ vọng sẽ thu hoạch được vụ mùa kỷ lục trong năm nay, nhưng vụ ngô của Argentina, quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, đang phải đối mặt với dịch rầy nâu. Năng suất ngô của Argentina có thể thấp hơn nhiều so với mức trung bình, khiến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi toàn cầu đối diện với nguy cơ thu hẹp hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá ngô trên Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago đang ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ sau xu hướng giảm liên tục kể từ tháng 6/2023. Trong vòng 2 tháng qua, giá mặt hàng này đã tăng tới 13,2%, cho thấy rủi ro thiếu hụt nguồn cung đang dần gia tăng.
Bên cạnh tác động của yếu tố địa chính trị, một trong những động lực chính dẫn tới xu hướng tăng của giá ngô chính là do vụ mùa Argentina bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Tổn thất nghiêm trọng
Đầu năm nay, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn đánh giá khá lạc quan về triển vọng mùa vụ của Argentina. Nhờ lượng mưa thuận lợi từ hiện tượng thời tiết El Nino, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Argentina sẽ đạt kỷ lục 56 triệu tấn, hồi phục mạnh sau đợt mất mùa do hạn hán năm ngoái. Dự báo xuất khẩu cũng đạt con số hứa hẹn 42 triệu tấn, đánh dấu mức tăng trưởng tới 66% so với năm 2023.
Tuy nhiên, triển vọng thị trường đã đảo lộn trong vài tuần gần đây bởi nông dân Argentina đang đối mặt với nguy cơ mới ngay khi chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch. Cây trồng trở nên còi cọc, do sự lây lan của rầy lá, loài côn trùng mang vi khuẩn spiroplasma có hại. Năng suất cây trồng có thể sẽ bị đe dọa đáng kể bởi bắp ngô thiếu hạt và trọng lượng giảm.
Bệnh còi cọc không phải là hiện tượng hiếm gặp ở cây ngô hay tại Argentina, nhưng tình hình năm nay đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Độ ẩm trong hai tháng gần đây tăng cao đã tạo môi trường thuận lợi cho rầy lá lây lan một cách chóng mặt.
Tại một số tỉnh phía bắc như: Chaco, Santiago del Estero và Tucumán, thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với cây trồng lên đến khoảng 40-50%, trong khi thông thường con số này tệ nhất chỉ đạt 5%.
Để đối phó với đợt bùng phát, chính phủ Argentina đã tuyên bố đẩy nhanh thủ tục phê duyệt hai sản phẩm thuốc trừ sâu được khuyến nghị để chống lại dịch bệnh, nhưng giải pháp này dường như đã quá muộn để khôi phục lại vụ thu hoạch năm nay.
Thiệt hại vẫn chưa dừng lại
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, giới phân tích đang bắt đầu có động thái điều chỉnh dự báo sản lượng và triển vọng mùa vụ tại Argentina.
Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ chi nhánh tại Buenos Aires đã hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Argentina xuống chỉ còn 51 triệu tấn, thấp hơn so với mức 55 triệu tấn đưa ra trong báo cáo WASDE tháng 4 do dịch bệnh ở ngô lan rộng. Trong khi đó, hai Sở Giao dịch ngũ cốc lớn nhất của Argentina là Buenos Aires (BAGE) và Rosario (BCR) cũng lần lượt hạ dự báo sản lượng xuống còn chỉ còn 49,5 triệu tấn và 50,5 triệu tấn.
Cho đến hiện tại, tác động của dịch bệnh đến vụ mùa vẫn đang tiếp diễn. Do đó, những điều chỉnh của giới phân tích nhìn chung vẫn chưa thể bao quát được toàn bộ mất mát mà cây trồng thực chất đang và sẽ phải gánh chịu.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Do tình hình hiện tại ở Argentina là chưa có tiền lệ, việc ước tính chính xác thiệt hại của cây trồng là tương đối khó khăn. Tôi cho rằng đây sẽ là ẩn số bất ngờ, có thể khiến giá ngô tăng mạnh bởi Argentina là thị trường cung cấp quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia mua hàng ở châu Á”.
Ngô liệu đã “thoát nạn” giảm giá?
Vụ mùa tại Argentina bị dịch bệnh tấn công kéo theo triển vọng xuất khẩu sụt giảm mạnh. Đây rõ ràng là một trong những nguyên nhân đang khiến giá ngô hồi phục. Ngoài ra, MXV cho rằng thị trường trong thời gian tới sẽ còn được hỗ trợ bởi ba lý do:
Đầu tiên, nguồn cung giảm từ Argentina sẽ là cơ hội để ngô Mỹ chiếm lĩnh thị trường thế giới. Với sản lượng thấp hơn, hoạt động xuất khẩu ngô từ Argentina trong năm nay có thể sẽ không cao như kỳ vọng. Các khách hàng của quốc gia xuất khẩu ngô lớn thứ ba thế giới có thể sẽ phải chuyển hướng tìm các nhà cung cấp khác và Mỹ sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Nông dân Mỹ có thể đẩy mạnh hoạt động bán hàng khi diện tích trồng ngô được dự báo sẽ giảm trong năm nay.
Thứ hai, giai đoạn thu hoạch ngô tại Argentina dự báo cũng sẽ không mấy thuận lợi. Mưa lớn trong những tuần gần đây đang làm gián đoạn tiến độ mùa vụ. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires cho biết, tỷ lệ ngô đạt chất lượng tốt/tuyệt vời tính đến ngày 26/4 cũng giảm xuống chỉ còn 17%, từ mức 20% trong tuần trước đó. Năng suất ngô dự kiến sẽ giảm đáng kể do việc thu hoạch bị trì hoãn, trong khi cây trồng vốn đang bị ảnh hưởng bởi bệnh còi cọc.
Thứ ba, việc giá lúa mì tăng vọt cũng đang hỗ trợ giá ngô. Xung đột Trung Đông nóng trở lại làm gia tăng nguy cơ gián đoạn trong vận chuyển lương thực toàn cầu. Tình trạng bất ổn khiến các quốc gia tăng cường nhu cầu dự trữ hàng hóa, đồng thời thắt chặt hoạt động xuất khẩu. Trên thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ngô và lúa mì là hai mặt hàng có thể thay thế nhau để sử dụng. Do đó, việc giá lúa mì tăng vọt trước những biến động địa chính trị cũng là nguyên nhân khiến ngô tăng giá.
Trong bối cảnh hiện tại, ông Quang Anh nhận định sự sụt giảm nguồn cung tại Argentina sẽ để lại khoảng trống cho các nhà cung cấp khác như Mỹ, Brazil. Không chỉ có vậy, rủi ro địa chính trị gia tăng trên toàn cầu cùng nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia có thể thúc đẩy giá ngô tiếp tục đà tăng trong nửa cuối năm nay.
Nguồn: Báo Nhân Dân
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất