Theo thông tin từ AHDB, sản lượng thịt lợn tại EU-27 trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 10,5 triệu tấn, tăng trưởng 2% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Sản lượng tăng ở hầu hết các quốc gia EU, trong đó Ba Lan tăng mạnh nhất lên 80.000 tấn, đạt 934.000 tấn trong 6 tháng đầu năm 2024. Đức là thị trường sản xuất thịt lợn lớn thứ hai tại EU đạt gần 2,1 triệu tấn, tăng gần 19.000 tấn; sản lượng của Đan Mạch tăng 2% lên 673.000 tấn. Tuy nhiên, Tây Ban Nha (thị trường sản xuất lớn nhất EU) giảm hơn 27.000 tấn xuống còn 2,46 triệu tấn.
Nhìn chung, sản lượng tăng là do số lượng giết mổ tăng. Số lượng giết mổ ở khối EU-27 trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 122.000 con, đạt gần 110 triệu con. Số lượng lợn giết mổ của Ba Lan tăng 634.000 con (7%) lên 9,7 triệu con, Đức tăng 46.000 con lên 21,9 triệu con. Mặc dù sản lượng của Đan Mạch tăng, nhưng số lượng lợn giết mổ đã giảm 248.000 con (3%) xuống còn 7,2 triệu con, chứng tỏ trọng lượng lợn nặng hơn; số lượng lợn giết mổ của Tây Ban Nha giảm mạnh nhất, từ 460.000 con xuống còn 26,2 triệu con.
Lượng thịt lợn nhập khẩu của EU (bao gồm cả nội tạng) trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm 3.500 tấn so với cùng kỳ năm năm 2023, xuống còn 69.900 tấn. Vương quốc Anh vẫn là thị trường cung cấp khối lượng thịt lợn lớn nhất cho EU, với 48.900 tấn, chiếm 70% thị phần, giảm 3.500 tấn so với cùng kỳ năm 2023.
Chile hiện là thị trường cung cấp nhập khẩu lớn thứ hai cho EU. Khối lượng thịt lợn EU nhập khẩu từ Chile đã tăng đáng kể trong hai năm qua và đạt 10.500 tấn trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 6.700 tấn so với cùng kỳ năm 2023. Việc phê chuẩn thỏa thuận khung nâng cao EU – Chile vào năm 2022 cho phép thịt lợn Chile xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường EU, mà không cần tự do hóa hoàn toàn đối với các mặt hàng nông sản nhạy cảm.
Lượng thịt lợn xuất khẩu của Thụy Sĩ sang EU trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm 4.400 tấn so với cùng kỳ năm trước xuống còn 5.800 tấn, trong đó thị phần giảm từ 14% trong sáu tháng đầu năm 2023 xuống còn 8% trong 6 tháng đầu năm 2024.
Khối lượng xuất khẩu thịt lợn của EU trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt tổng cộng 1,93 triệu tấn, giảm 4% (84.600 tấn) so với cùng kỳ năm trước, mặc dù sản lượng tăng; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản giảm mạnh, trong khi đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước Đông Nam Á khác tăng trưởng về khối lượng.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu thịt lợn của EU, chiếm 29% thị phần, với tổng khối lượng là 550.000 tấn trong 6 tháng đầu năm 2024, giảm 80.500 tấn (13%) so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tổng khối lượng này, nội tạng tăng 10.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 316.000 tấn. Xuất khẩu của EU sang Trung Quốc cũng gặp khó khăn tương tự như Vương quốc Anh, với sự cạnh tranh mạnh trên thị trường từ Brazil, Mỹ và Canada, kết hợp với nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn khiến người tiêu dùng tìm kiếm những loại thịt giá cả phải chăng hơn.
Do sản lượng chung của EU tăng, cùng với nhu cầu trong nước và quốc tế ảm đạm, giá giảm g do nguồn cung vượt cầu. Giá lợn loại S của EU tiếp tục giảm xuống còn 179,49 xu/kg trong tuần kết thúc vào ngày 01/9/2024, giảm 2,7 xu so với tuần trước đó. Đây là tuần thứ ba liên tiếp giá giảm, sau một thời gian ổn định. Tất cả các nước sản xuất chính đều giảm, với mức giảm lớn nhất là hơn 5 xu/kg ở Đan Mạch, do đó chênh lệch giữa giá EU và Vương quốc Anh đã tăng lên gần 33 xu/kg, mức chênh lệch lớn nhất kể từ tháng 2/2024.
Nguồn: Vinanet/VITIC/euromeatnewsa
- sản lượng thịt lợn li>
- sản lượng thịt lợn toàn cầu li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất