[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 5/9/2018, tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi và Công ty UBM Asia tổ chức họp báo công bố triển lãm VIETSTOCK 2018 và nhấn mạnh về những nét mới của triển lãm năm nay.
- Mở rộng cơ hội xuất khẩu thịt gia cầm Việt Nam ra thế giới
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành cùng triển lãm VIETSTOCK 2018
- Thảo luận về các giải pháp cho ngành chăn nuôi heo tại VIETSTOCK 2018
VIETSTOCK 2018 – Triển lãm quốc tế về chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt hàng đầu Việt Nam với chủ đề: Nâng cao năng lực chế biến và kết nối thị trường tiềm năng cho các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản Việt Nam. VIETSTOCK 2018 sẽ diễn ra từ ngày 17-19/10/2018 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn SECC, quận 7, TP Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh buổi họp báo
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chia sẻ: “Triển lãm VIETSTOCK được tổ chức ở Việt Nam từ năm 2004. Ban đầu triển lãm chỉ là giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, máy móc về ngành thức ăn chăn nuôi, sau đó quy mô đã mở rộng không ngừng và còn giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngành chế biến thịt, trứng, sữa, thủy sản và xử lí môi trường chăn nuôi như ngày nay”.
Năm nay, VIETSTOCK 2018 không chỉ đơn thuần là buổi triển lãm, trưng bày các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, mà quan trọng hơn là nhiệm vụ kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ, đồng thời chú trọng công tác chế biến, kết nối thị trường – hiện đang là khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay”- ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định.
Năm 2018 đã đặt nền móng cho xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và thực phẩm của Việt Nam khi lần đầu tiên thịt gà được phép xuất khẩu sang Nhật Bản, còn thịt đông lạnh được xuất khẩu sang Myanmar.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi chia sẻ tại họp báo
Với tốc độ tăng trưởng chăn nuôi như hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường tiềm năng để tăng giá trị kim ngạch cho nông nghiệp, trong khi lâu nay kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu dựa vào lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, thủy sản, lâm sản…
“Trong điều kiện ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn thì chỉ có áp dụng công nghệ hiện đại, chuyển xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh, thông qua đẩy mạnh khâu chế biến mới tạo giá trị cao cho nông sản”-ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Ông Dương cho rằng, để đẩy mạnh chế biến, sản xuất theo chuỗi thì cần phải có công nghệ tốt. Vì vậy, thông qua triển lãm này, các doanh nghiệp chăn nuôi của Việt Nam sẽ được tiếp cận và kết nối với những công nghệ chế biến, quản lý thức ăn chăn nuôi tốt nhất của thế giới để khai thác và áp dụng cho hoạt động đầu tư chăn nuôi của mình.
Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án (Khu vực Đông Nam Á) công ty UBM Asia
Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án (Khu vực Đông Nam Á) công ty UBM Asia – đơn vị tổ chức sự kiện cho biết: Công ty UBM Asia nhận thấy, chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm thủy sản hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, VIETSTOCK 2018, ngoài việc giới thiệu, trưng bày các sản phẩm về ngành chăn nuôi, chế biến thịt, trứng, sữa, thủy sản, còn có nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia trình bày các chuyên đề về gia súc, gia cầm, chuỗi giá trị… tại các hội thảo. VIETSTOCK 2018 là nơi các chuyên gia, nhà chăn nuôi, doanh nghiệp có thể cập nhật các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường và trao đổi các vấn đề chuyên ngành. Cùng với đó, lần đầu tiên, các Hiệp hội chăn nuôi trong khu vực có thể ngồi lại với nhau, trao đổi các vấn đề về ngành chăn nuôi của đất nước mình. Cùng với đó, UBM nhận thấy bà chăn nuôi gặp nhiều khó khăn về việc di chuyển từ các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh, vì thế, UBM đã có chương trình hỗ trợ xe theo đoàn để bà con có thể tham gia triển lãm.
Bà Rose cũng cho rằng, trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc tương tác trực tiếp với khách hàng và đối tác vẫn đóng một vai trò quan trọng, và triển lãm mang đến một môi trường vừa thoải mái vừa chuyên nghiệp để gặp gỡ trao đổi, củng cố và phát triển quan hệ đối tác kinh doanh. Yếu tố then chốt cho sự thành công của VIETSTOCK qua nhiều năm chính là chất lượng của khách tham quan. Các doanh nghiệp có thể tìm thấy những đầu mối liên lạc thật sự hữu ích, đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng hoặc những chuyên gia uy tín nhiều kinh nghiêm giúp đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lên tầm cao mới.
Cũng tại buổi họp báo, Ban tổ chức Triển lãm cho biết Giải thưởng VIETSTOCK 2018 năm nay được diễn ra lần thứ 8 trong khuôn khổ triển lãm, với 20 hạng mục giải thưởng cho các tổ chức & doanh nghiệp trong ngành, nhằm vinh danh các đơn vị, tổ chức có nhiều thành tích vượt trội và cống hiến tích cực cho ngành Chăn nuôi, Thủy sản trong giai đoạn 2017-2018. Giải thưởng được chủ trì bởi Cục Chăn Nuôi, Bộ NN&PTNT
Cụ thể, các hạng mục giải thưởng như sau: Giải thưởng công nghệ mới trong sản xuất thức chăn nuôi; Giải thưởng Công ty sản xuất thức ăn gia cầm tốt nhất; Giải thưởng Công ty sản xuất thức ăn lợn tốt nhất; Giải thưởng Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung tốt nhất; Giải thưởng Tổ chức có nhiều đóng góp cho ngành chăn nuôi nhất; Giải thưởng trang trại lợn giống tốt nhất; Giải thưởng trại gà thịt tốt nhất; Giải thưởng trang trại gà trứng thương phẩm tốt nhất; Giải thưởng trang trại vịt giống tốt nhất; Giải thưởng Công ty quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi tốt nhất; Giải thưởng Công ty sản xuất thức ăn cho gia súc ăn nhai lại tốt nhất; Giải thưởng Trại chăn nuôi bò sữa tốt nhất; Giải thưởng Trại chăn nuôi cá tra tốt nhất; Giải thưởng Trại chăn nuôi cá tra tốt nhất; Giải thưởng Trại nuôi tôm nước lợ tốt nhất; Giải thưởng cơ sở giống thủy sản tốt nhất; Hợp tác xã chăn nuôi tốt nhất; Hợp tác xã thủy sản tốt nhất; Cơ sở xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tốt nhất và Mô hình Khuyến nông chăn nuôi tốt nhất.
Đại diện Công ty UBM Asia và lãnh đạo Cục chăn nuôi chụp ảnh lưu niệm
TÂM AN
Thông tin chi tiết về VIETSTOCK 2018 và các chương trình đi kèm có thể tìm thấy tại địa chỉ: www.vietstock.org. Hoặc liên lạc Ban tổ chức, công ty UBM VES để được hỗ trợ tốt hơn qua số điện thoại +84 28 3622 2588, email: [email protected]
- VIETSTOCK 2018 li>
- Triển lãm quốc tế li>
- triển lãm chăn nuôi li>
- Triển lãm Vietstock 2018 li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất