VIETSTOCK 2016 sẽ diễn ra từ ngày 19-21/10/2016 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC) với chủ đề “Nâng cao an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.
Đây là một trong những sự kiện quy mô hàng đầu trong ngành chăn nuôi được tổ chức 2 năm một lần nhằm mang đến cơ hội giới thiệu, cập nhật các công nghệ; cải tiến và phát minh mới nhất của ngành chăn nuôi thế giới đến Việt Nam. Thông qua đó, tạo diễn đàn giao lưu, hợp tác, kết nối các doanh nghiệp và chuyên gia đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
VIETSTOCK 2016 không chỉ là sự kiện cho riêng thị trường Việt Nam mà còn thu hút khách tham dự từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar.. Dự kiến sẽ có hơn 300 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia như Hà Lan, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Canada, Hàn Quốc,…tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi; nguyên liệu, phụ gia thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị phòng thí nghiệm và nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan khác.
Tại kỳ triển lãm lần này, VIETSTOCK 2016 sẽ kết hợp cùng hai sự kiện VIETFEED 2016 (Triển lãm Quốc tế về Thức ăn chăn nuôi) và VIETMEAT 2016 (Triển lãm Quốc Tế Chuyên Ngành Chế Biến và Đóng Gói Thịt tại Việt Nam). Sự kiện này là cơ hội quý giá cho các thành viên trong ngành có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau và cũng là một phương tiện để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới . Hứa hẹn mang đến một chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ nông trại đến bàn ăn.
Bên cạnh triển lãm, VIETSTOCK 2016 còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: hội thảo kỹ thuật với những doanh nghiệp hàng đầu chia sẻ thông tin và giải pháp mới nhất trong lĩnh vực chăn nuôi, phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh và các vấn đề cải thiện dinh dưỡng; hội thảo chuyên ngành chế biến thịt; tổ chức ngày Thế giới về trứng gia cầm. Đặc biệt là tổ chức hội thảo “Chăn nuôi hữu cơ hiệu quả và triển vọng” do Cục Chăn nuôi chủ trì với sự tham gia báo cáo của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Ông M.Gandi, Giám đốc công ty UBM Asia, đại diện Ban tổ chức VIETSTOCK cho biết: Triển lãm năm nay có quy mô tăng 40% so với sự kiện trước, cho thấy sự quan tâm của các đơn vị quốc tế đối với thị trường chăn nuôi Việt Nam. Điểm mới của VIETSTOCK 2016 là sẽ thuê nhiều chuyên gia nước ngoài chỉ dẫn cho người chăn nuôi cách thức chế biến những sản phẩm từ thịt ví dụ như xúc xích. Mục đích là giúp các trang trại nhỏ có thêm những ý tưởng cho đầu ra sản phẩm, nâng cao thu nhập.
Ông Gandi cũng nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên VIETSTOCK hướng tới ngành thủy sản vì đây là ngành quan trọng ở Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu. Giữa ngành chăn nuôi và thủy sản cũng có sự liên kết chặt chẽ. Vì thế các hội thảo tập trung vào cập nhật kiến thức, biện pháp đưa ngành thủy sản phát triển hơn để xuất khẩu…
Trong kỳ tổ chức trước đó, Triển lãm VIETSTOCK 2014 đã có một bước tiến lớn khi có sự tham gia của 225 đơn vị triển lãm đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 6 khu trưng bày quốc gia, thu hút gần 9000 lượt khách tham quan và giao dịch của 30 nước trên thế giới. Dự kiến, VIETSTOCK 2016 thu hút trên 9000 khách tham quan đến từ 30 quốc gia, với hơn 300 đơn vị trưng bày, VIETSTOCK 2016 sẽ trở thành một diễn đàn thương mại hàng đầu, tiếp tục là “ nơi gặp gỡ của tất cả các chuyên gia trong ngành chế biến thịt” với nhiều chương trình hội thảo chất lượng hơn, mang đến những giải pháp, thông tin chuyên ngành bổ ích cho người tham dự.
P.V
UBM Asia là đơn vị tổ chức triển lãm hàng đầu ở khu vực châu Á, thuộc sở hữu của Tập đoàn UBM được niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn, có hơn 20 loại hình kinh doanh bao gồm hội chợ, thương mại, hội nghị, ấn phẩm thương mại, cổng thông tin B2B/B2C và các dịch vụ sự kiện trực tuyến.
Mọi thông tin về VIETSTOCK 2016 xin vui lòng truy cập website: www.vietstock.org
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất