Sau 2 tháng được “giải cứu”, người chăn nuôi heo vẫn gặp khó - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Sau 2 tháng được “giải cứu”, người chăn nuôi heo vẫn gặp khó

    Từ ngày 30.4.2017, đợt “giải cứu” heo đầu tiên được phát động. Ngay sau đó, hàng nghìn con heo “quá cỡ” được các tổ chức, cá nhân thu mua, mổ thịt và bán tận tay người tiêu dùng. Trong khi đang bị thương lái chèn ép với mức giá thị trường lúc đó 18-19 nghìn đồng/kg, việc bán được heo với giá 25 nghìn đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lúc đó như trút được gánh nặng. Tuy nhiên, sau 2 tháng được “giải cứu”, người nông dân vẫn chưa thoát khỏi cảnh bế tắc.

    Sau 2 tháng được “giải cứu”, người chăn nuôi heo vẫn gặp khóMột trang trại chăn nuôi heo tại Hà Nội. Ảnh: Thế Anh

     

    70% số hộ đã phá sản, 30% đang “thở ôxy”

     

    Trao đổi với PV Báo Lao Động sáng 22.6, ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, buồn rầu cho biết: “Giải cứu heo” chỉ mới dừng lại ở việc tiêu thụ heo. Hồi đầu khi người nông dân đang bị “sốc” vì hàng nghìn con heo đến kỳ xuất chuồng bị “đóng băng”, bị thương lái ép giá ở mức 18-19 nghìn đồng/kg, nên khi được “giải cứu” với giá 25 nghìn đồng/kg, người dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, số lượng heo được giải cứu không nhiều. Nhiều hộ có quy mô hàng nghìn con, nhưng cũng chỉ đăng ký bán được cho các tổ chức mua hỗ trợ một vài trăm con. Do đó, giải cứu heo chỉ mới dừng lại được ở việc tác động để các thương lái không có lý do ép giá hai đầu (cả người nuôi và người tiêu dùng) để hưởng lợi, chứ thực ra số lượng heo được giải cứu không đáng bao nhiêu.

     

    “Hiện nay tại Đồng Nai, những hộ dân có quy mô đàn dưới 50 heo nái và 500 heo thịt đã phá sản khoảng 70%. Còn lại 30% vẫn đang phải “thở ôxy”, tiếp tục bấm bụng chịu lỗ để cầm cự đàn, hy vọng tình hình có thể được cải thiện” – ông Nguyễn Kim Đoán cho biết. Sau 2 tháng có sự can thiệp của các tổ chức, giá thịt heo hơi bắt tại chuồng vẫn chỉ loanh quanh ở mức 24-25 nghìn đồng/kg, đồng nghĩa với việc cứ bán ra 1kg heo hơi, người nuôi lỗ 10-14 nghìn đồng/kg. Bán 1 con heo, lỗ 1-1,5 triệu đồng. Càng bán nhiều càng lỗ nặng.

     

    Chính vì vậy, việc các tổ chức “giải cứu” heo chỉ mới hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng, nhưng không giúp được người dân có lãi. Theo ông Trần Văn Quang – Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Đồng Nai, giai đoạn đầu của chương trình “giải cứu heo”, lượng heo được thu mua và bán ra khá nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian, chương trình trầm lắng dần. “Mặc dù lượng heo được giải cứu không nhiều, nhưng ưu điểm của chương trình giải cứu là đã khiến thương lái không có cớ để ép giá người chăn nuôi và bắt người tiêu dùng mua thịt heo với giá cao vô lý” – ông Trần Văn Quang đánh giá.

     

    Về số lượng heo tại Đồng Nai, ông Quang cho rằng, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bị heo ăn cụt vốn. Những trang trại cỡ nhỏ cũng đã “thấm đòn” chưa dám tái đàn. “Chưa ai dám tái đàn nuôi heo thịt vào thời điểm này vì giá vẫn đang rất thấp, không đủ bù chi phí. Tuy nhiên, những trang trại lớn có đầu tư nước ngoài vì mạnh vốn nên họ vẫn duy trì đàn heo nái có chất lượng để khi giá heo lên là có hàng cung ứng ra thị trường” – ông Quang cho biết thêm.

     

    Một số hộ chăn nuôi heo tại Hà Nội, Hưng Yên, Đồng Nai, Thái Bình cho biết, mỗi con heo bán ra, họ vẫn lỗ cả triệu đồng. Vì vậy, các hộ đều phải giảm đàn, giảm số lượng heo nái để cầm cự chờ giai đoạn khó khăn đi qua. Nếu tình hình gia heo vẫn ở mức dưới 35 nghìn đồng/kg, họ sẽ không thể kéo dài.

     

    Nguy cơ ngành chăn nuôi bị các “ông lớn” thâu tóm

     

    Đó là nhận định của Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán, trước hiện tượng hàng triệu hộ nông dân chăn nuôi có quy mô nhỏ đã phải bỏ nghề.

     

    Trả lời câu hỏi của phóng viên, việc giải cứu đầu ra giúp người dân cắt lỗ, sao không nên tiếp tục? Ông Nguyễn Kim Đoán đặt câu hỏi ngược lại: Giải cứu với mức 25 nghìn đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lên tới 35-38 nghìn đồng/kg, thực chất có hỗ trợ được người chăn nuôi? Chưa kể, hiện nay một số DN không hiểu vì lý do gì đang bán thịt heo ra thị trường với mức 100 nghìn đồng/3kg. “Với mức giá này, chỉ có các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn có quy trình khép kín: Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trang trại, nhà máy chế biến thực phẩm…, thậm chí cửa hàng tiêu thụ sản phẩm mới có thể đủ sức “kéo dài cuộc chơi”. Còn nông dân, kéo dài thêm vài tháng là “chết”. Trong khi đó, giá heo từ nay đến cuối năm 2017 sẽ vẫn chưa được cải thiện. Khi giá heo dưới mức giá thành, người chăn nuôi đành phải nhường sân cho các “ông lớn”. Nguy cơ ngành chăn nuôi bị các đại gia thao túng chỉ còn là vấn đề thời gian nếu những bất cập nêu trên không được giải quyết” – ông Nguyễn Kim Đoán cho hay.

     

    Trả lời phóng viên về giải pháp cứu ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Kim Đoán cho rằng: Hiện tại tổng đàn heo của các tập đoàn CP, Hòa Phát, Dabaco, Hùng Vương… thực chất có bao nhiêu con, Bộ NNPTNT có biết không? Hay họ báo bao nhiêu biết bấy nhiêu! Chừng nào ngành nông nghiệp còn mù mờ không thể thống kê được quy mô tổng đàn trong cả nước, thì đừng nói đến chuyện quy hoạch, tái cơ cấu ngành, trong đó có ngành chăn nuôi lợn để cứu nông dân.

     

    Khánh Vũ

    Nguồn: Báo Lao Động

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.