Bloomberg mới đây dẫn nguồn thạo tin cho biết doanh nghiệp Trung Quốc đang lên kế hoạch nhập một khối lượng lớn thịt lợn Mỹ. Một phần trong số này nhằm bù đắp thiếu hụt cho người dân và một phần để bổ sung vào kho đông lạnh chiến lược quốc gia.
Một cửa hàng bán thịt lơn ở Trung Quốc.
Cụ thể, theo nguồn tin của Bloomberg, doanh nghiệp Trung Quốc đang tham khảo giá thịt lợn của các nhà xuất khẩu Mỹ, gồm Smithfield Foods và Tyson Foods.
Theo nguồn tin này, khối lượng giao dịch chưa được chốt, nhưng có thể vào khoảng 100.000 tấn.
Hiện tại, Bộ Thương mại Trung Quốc chưa có phản hồi về thông tin trên.
Các chuyên gia nhận định nếu kế hoạch này được thực hiện có thể xem là động thái “vẹn cả đôi đường” của Bắc Kinh vì vừa có thể bày tỏ thiện chí với Washington trước thềm đàm phán thương mại vào tháng sau lại có thể giải quyết bài toán thiếu hụt thịt lợn đang nổi cộm gần đây.
Trước đó, Trung tâm quản lý hàng hóa dự trữ Trung Quốc ngày 19/9 đã tổ chức buổi bán đấu giá 10.000 tấn thịt lợn từ kho đông lạnh chiến lược quốc gia.
Theo CNN, số thịt lợn nói trên chủ yếu được nhập từ các nước phương tây như Mỹ, Anh, Đan Mạch, Đức, Pháp và Chile. Các nhà cung cấp chính gồm các công ty Mỹ như Smithfield, Clemens Food và Seaboard.
Lượng thịt lợn Trung Quốc nhập từ Mỹ từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019. Đvt: tấn.
Lần gần đây nhất Trung Quốc sử dụng dự trữ chiến lược thịt lợn là vào tháng 1, khi nước này xả 10.000 tấn thịt lợn cho dịp Tết Nguyên đán.
Thịt lợn là nguyên liệu chính trong chế độ ăn của người Trung Quốc. Trung bình mỗi người tiêu thụ 54,4 kg/năm. Sản lượng tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc chiếm tới một nửa của thế giới. Điều đó có nghĩa, việc khan hiếm thịt lợn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định xã hội.
Dịch tả lợn châu Phi bùng nổ đã khiến Trung Quốc phải tiêu hủy 100 triệu con lợn hồi năm 2018, đẩy giá thịt lợn tăng lên 70%. Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa thừa nhận nguồn cung thịt lợn nước này sẽ đối mặt với sức ép cực lớn trong quý cuối của năm 2019 và nửa đầu năm 2020.
Mới đây, ít nhất 4 tỉnh thành ở Trung Quốc đã phải xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh để ổn định thị trường, đặc biệt trong thời điểm tiêu thụ tăng mạnh trong ngày lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc đầu tháng tới.
Một số địa phương, thậm chí, đã áp dụng phát hành tem phiếu chiết khấu để hỗ trợ người dân trong bối cảnh giá thịt leo thang.
Trung Quốc đã công bố nhiều biện pháp khuyến khích người chăn nuôi và nhà sản xuất gia tăng đàn heo sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi. Các biện pháp bao gồm trợ cấp cho các trang trại và các gia đình do giá thịt tăng cao.
Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 13/9 đã đưa một số mặt hàng nông sản Mỹ, trong đó có đậu tương và thịt lợn, ra khỏi danh sách hàng hóa bị nước này đánh thuế bổ sung.
Ở động thái liên quan mới nhất, ngay sau khi cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung cấp thứ trưởng kết thúc, các nhà nhập khẩu Trung Quốc ngày 23/9 đã quyết định mua 10 lô đậu nành của Mỹ (khoảng 600.000 tấn).
Theo đó, lượng hàng hóa này sẽ lần lượt được chuyển đi từ các cảng xuất khẩu của Mỹ ở Tây Bắc Thái Bình Dương từ tháng 10 tới tháng 12.
Việc Trung Quốc mua đậu nành, một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị lớn của Mỹ, được xem là chìa khóa cho việc hai bên đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn 1 năm. Washington lâu nay luôn cáo buộc Bắc Kinh quay lưng với những cam kết nhập khẩu nông sản Mỹ.
Chu La (Theo Bloomberg)
Nguồn: vietnamfinance
- đậu nành li>
- giá lợn trung quốc li>
- nhập khẩu đậu nành li>
- hợp tác mỹ trung li>
- thịt lợn trung quốc li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất