“Việc sản xuất khối lượng, số lượng hàng hóa bao nhiêu nên để thị trường quyết định tốt hơn là Nhà nước quyết định. Như vậy, cần cân nhắc lại quy định tại Phụ lục VI của dự thảo dường như đang có dấu hiệu trái với tinh thần của Luật Quy hoạch”, trích góp ý của VCCI đối với dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Chăn nuôi.
Bộ NN-PT-NN muốn quy hoạch số lượng hàng hóa? – Ảnh: Internet
Theo góp ý của Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) đối với dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Chăn nuôi, việc quy định thẩm quyền cấp phép của Cục Chăn nuôi thường sẽ gây tốn kém về chi phí và mất thời gian hơn đối với các doanh nghiệp so với Sở NN-PT-NT.
Trong khi đó, nếu các điều kiện kinh doanh được quy định đủ rõ ràng, minh bạch thì các Sở NN-PT-NT hoàn toàn có thể thực hiện toàn bộ các công việc này. Do đó, cần sửa đổi quy định theo hướng giao toàn bộ thẩm quyền cấp phép cho các Sở NN-PT-NT.
VCCI cũng góp ý về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi yêu cầu doanh nghiệp kê khai các biện pháp bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc kê khai này là không cần thiết do cơ sở sản xuất đã có nghĩa vụ thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc lập bản đánh giá tác động môi trường. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo loại bỏ nội dung về các biện pháp bảo vệ môi trường tại Mẫu 02.TACN.
Dự thảo quy định tần suất kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là 12 tháng 1 lần. Hiện Chính phủ có chủ trương cắt giảm số lần thanh kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch. Như vậy, tần suất kiểm tra 12 tháng 1 lần của dự thảo là quá dày.
Hơn nữa, VCCI cho rằng cần nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý rủi ro khi thanh tra, kiểm tra. Ví dụ, doanh nghiệp nào có kết quả kiểm tra trước đó tốt thì tần suất kiểm tra sau đó ít hơn, doanh nghiệp nào có kết quả kiểm tra trước đó không tốt thì tần suất kiểm tra cao hơn.
Liên quan đến đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai cả thời gian xuất/nhập khẩu và cửa khẩu xuất/nhập, VCCI cho rằng thông thường, khi nhập/xuất thức ăn chăn nuôi theo giấy phép, doanh nghiệp phải xin được giấy phép mới dám thực hiện việc gửi hàng. Tại thời điểm xin phép, doanh nghiệp khó có thể biết được chính xác thời gian và cửa khẩu xuất/nhập. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ nội dung này.
Dự thảo cũng yêu cầu cơ sở chăn nuôi nộp bản sao (chứng thực) văn bản chứng minh chủ sở hữu được sử dụng đất để xây dựng trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, yêu cầu này đã vượt quá yêu cầu về điều kiện chăn nuôi trang trại tại Điều 55 Luật Chăn nuôi. Đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này.
Theo VCCI, việc quy định danh mục vật nuôi khác được phép nuôi là phương pháp quản lý chọn cho, người dân và doanh nghiệp chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép. Phương pháp quản lý này vừa gây rủi ro rất lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường vừa cản trở rất lớn đến sự sáng tạo, khả năng phát triển những hình thức chăn nuôi mới, những loài vật nuôi mới.
“Chỉ cần cơ quan quản lý “quên” một loại vật nuôi nào đó sẽ khiến toàn bộ hoạt động của các cá nhân, tổ chức trên thực tế trở thành bất hợp pháp. Ví dụ, hiện nay trong danh mục này không có loài trùn quế, điều này khiến cho toàn bộ hoạt động nuôi trùn quế hiện nay là bất hợp pháp và các cá nhân, tổ chức đã đầu tư nuôi trùn quế có thể sẽ bị mất trắng tài sản hoặc lâm vào nợ nần bất kỳ lúc nào”, VCCI cho hay.
Cùng với đó, trường hợp một cá nhân, tổ chức nào đó phát hiện ra cơ hội kinh doanh mới, nuôi một loài sinh vật mới cho giá trị kinh tế cao nhưng không có trong danh mục thì sẽ không thể tiến hành kinh doanh. Như vậy sẽ làm mất cơ hội phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Ví dụ, hiện nay có nhiều người thử nghiệm nuôi côn trùng để làm thức ăn chăn nuôi cho lợn, gà, thủy sản và có nhiều hứa hẹn thành công.
Phụ lục VI của dự thảo quy định về mật độ chăn nuôi của các vùng. Về bản chất, với cách quy định về mật độ chăn nuôi hiện nay có thể không khác với quy hoạch chăn nuôi trước đây, được lập để xác định vùng nào được nuôi bao nhiêu, nuôi con gì. Trong khi đó, quy hoạch chăn nuôi đã được bãi bỏ bởi Điều 13.2 của Luật Quy hoạch, cấm các quy hoạch “về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ”.
“Quy định tại Điều 13.2 của Luật Quy hoạch nhằm mục đích hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào các quyết định của thị trường. Việc sản xuất khối lượng, số lượng hàng hóa bao nhiêu nên để thị trường quyết định tốt hơn là Nhà nước quyết định. Như vậy, cần cân nhắc lại quy định tại Phụ lục VI của dự thảo, dường như đang có dấu hiệu trái với tinh thần của Luật Quy hoạch”, VCCI cho hay.
Ngoài ra, một số địa phương cũng phản ánh tình trạng giới hạn mật độ chăn nuôi như vậy là quá thấp. Chẳng hạn như Đồng Nai hiện nay, theo quy định này thì sẽ không được phép mở thêm trang trại mới, trong khi tiềm năng phát triển kinh tế chăn nuôi ở Đồng Nai vẫn còn rất lớn do ở đây rất thuận lợi về giao thông.
Thậm chí, nếu theo Phụ lục VI dự thảo thì khu vực có mật độ chăn nuôi lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng cũng chỉ được phép nuôi tối đa 1.020 con lợn (hoặc 458 con trâu hoặc 507 con bò thịt hoặc 250 con bò sữa) trên mỗi km2 trong điều kiện không nuôi thêm bất kỳ loại vật nuôi nào khác.
“Nếu cho rằng việc quản lý mật độ chăn nuôi như tại Phụ lục VI là nhằm bảo vệ môi trường hoặc phòng dịch bệnh thì cũng không hợp lý. Lý do là việc bảo vệ môi trường và phòng dịch bệnh hoàn toàn có thể được thực hiện bằng rất nhiều biện pháp kỹ thuật khác (như khoảng cách an toàn, biện pháp phòng dịch) chứ không nên áp dụng biện pháp ấn định số lượng vật nuôi tại mỗi địa phương”, VCCI nhấn mạnh.
Lam Thanh
Nguồn: Một Thế Giới
- chăn nuôi lợn li>
- luật chăn nuôi li>
- nuôi tối đa li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất