“Tối nay, mọi thực khách đều gọi món thịt lợn. Họ không dám chắc ngày mai còn được ăn món này hay không”, bà Kim Pil-soon – chủ nhân một nhà hàng nổi tiếng ở Seoul, Hàn Quốc chia sẻ.
Bà không biết khi nào bà mới được nhập tiếp thịt lợn. “Số thịt này là tất cả những gì chúng tôi có hôm nay”, bà Kim chỉ tay về phía miếng ba chỉ nặng 7kg mà chồng bà đang thái mỏng.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin ngày 26/9, Hàn Quốc đã phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi (ASF) thứ 7 tại một trang trại ở Ganghwa, giáp biên giới với Triều Tiên. Virus “tử thần” đối với loài gia súc này đã hoành hành tại Trung Quốc cùng các nước châu Á khác trước khi lan đến Bán đảo Triều Tiên.
Các nhân viên y tế dồn đàn lợn đi tiêu hủy tại một trang trại ở Paju. Ảnh: AFP
Gần 22.000 con lợn đã bị tiêu hủy tại Hàn Quốc kể từ dịch ASF bùng phát vào tuần trước tại các thị trấn biên giới là Paju và Yeoncheon. Khoảng 29.000 con khác dự kiến bị tiêu hủy vào cuối tuần này. Hàng trăm cán bộ đã được triển khai đến vùng dịch để kiểm tra công tác khử trùng.
Giới chức Hàn Quốc cũng nới rộng lệnh cấm 48 tiếng trên toàn quốc lên gấp đôi, theo đó, cấm mọi hoạt động di chuyển của các phương tiện, người dân sống gần các trang trại nuôi lợn, lò mổ và nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
Trên sóng truyền hình có thể thấy cảnh tượng những nhân viên chức năng mặc bộ đồ y tế màu trắng đứng canh gác tại các nút giao thông, trong khi các máy xúc đào hố đất sâu để chôn hàng ngàn con lợn. Tất cả nỗ lực trên nhằm ngăn chặn virus tả lợn lây lan, đe dọa đến nền chăn nuôi của Hàn Quốc với hơn 11 triệu con lợn. Tuy nhiên, những biện pháp trên cũng làm gia tăng lo ngại về việc thiếu nguồn cung thịt lợn.
Bà chủ nhà hàng Kim Pil-soon chia sẻ: “Chúng tôi mua thịt lợn tại một phiên chợ đấu giá ở Incheon. Tại đây, giá thịt đã tăng gần 40% so với tuần trước”.
ASF vô hại với con người nhưng nếu để virus lan rộng từ khu vực chăn nuôi đến vùng đông dân cư sẽ khiến nó trở nên khó kiểm soát. Dịch bệnh này là bản án tử thần đối với loài lợn, hiện chưa có thuốc chữa. Vụ bùng phát dịch năm nay đã gợi nhắc lại đại dịch lở mồm long móng năm 2010 – 2011, xóa sổ 3,5 triệu con lợn, tương đương 1/5 số lợn của Hàn Quốc.
Quốc gia Đông Bắc Á này cũng phải nhập khẩu thêm thịt lợn của Mỹ và châu Âu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Giá thịt lợn đã tăng đến 3.300 USD/tấn trong tháng này, tức tăng 14,3% so với tháng 1. Nếu ASF lan rộng hơn, việc phụ thuộc vào thịt lợn nhập khẩu có thể còn gia tăng.
Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc vẫn ưa chuộng thịt lợn bản địa vừa mới giết mổ hơn là thịt đông lạnh nhập khẩu. Sự thiếu hụt này đang dẫn đến việc tăng giá thịt lợn. Giá các loại thịt khác, chẳng hạn như thịt gà, cũng trên đà tăng vì người tiêu dùng tìm đến thay thế. “Chúng tôi rất xin lỗi vì giá thịt lợn đã tăng đột ngột do dịch tả lợn bùng phát hôm 17/9”, dòng thông báo dán bên ngoài một cửa hàng thịt ở Seoul viết.
Là món ăn yêu thích hàng đầu của người dân Hàn Quốc, thịt ba chỉ lợn nướng, hay còn gọi là samgyopsal, thường được thưởng thức kèm chén rượu soju truyền thống.
Bà Ju Jeong-hye, 55 tuổi, phấn khởi kể về bữa ăn sườn lợn nướng than tối 24/9. “Sườn lợn ướp tương là một trong các món ăn yêu thích của tôi. Tôi cho rằng mình nên ăn thịt lợn nhiều hơn trước khi giá leo thang. Hiện nay, một số người không dám ăn thịt lợn vì sợ dịch. Tôi cảm thấy không sao cả, càng ít người ăn thịt lợn, giá càng rẻ”, bà nói.
Bà Lee Ji-hyun, 57 tuổi, lại chia sẻ câu chuyện của riêng mình. Bà dự định làm món ba chỉ ướp tương khi chồng bà trở về từ nước ngoài tuần này. “Tôi trữ thịt đông lạnh trong tủ lạnh. Tôi mua từ trước khi dịch bùng phát. Bây giờ tôi băn khoăn không biết có nên vứt thịt đi hay không mặc dù biết virus này không gây hại cho con người”.
Dịch tả lợn châu Phi đã tiêu diệt hàng triệu con lợn tại Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á trước khi lan đến Bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc Kim Hyeon-soo cho biết lộ trình lây nhiễm dịch bệnh tại nước này vẫn chưa được xác định.
Có thông tin cho rằng virus ASF đã lan từ Triều Tiên sang, sau khi nước này xuất hiện một ổ dịch gần biên giới Trung Quốc hồi tháng 5. Bình Nhưỡng đã tạm dừng các liên lạc với Seoul trong vài tháng trở lại đây để phản đối những cuộc tập trận chung với Mỹ. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh trên lây lan.
Hoàng Trang
Nguồn: Báo Tin tức
- hàn quốc li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- đại dịch li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất