Đài Fox News ngày 26.2 đưa tin những người yêu động vật vô cùng bức xúc khi hay tin một chú lợn ỉ Việt Nam được nuôi làm thú cưng ở Canada đã bị chủ mới ăn thịt.
Chú lợn Molly từng được tổ chức động vật tiếp nhận trước khi có người nhận nuôi.
Trước đó, chú lợn Molly nằm trong số 57 con được Hiệp hội ngăn chặn ngược đãi động vật (SPCA) nhận nuôi vào tháng 5.2017, sau khi người chủ ở thành phố Duncan thuộc tỉnh bang British Columbia không đủ khả năng chăm sóc.
Molly chỉ mới 3 năm tuổi, trong khi giống lợn ỉ Việt Nam có thể sống đến 12-15 năm và cân nặng khoảng 55kg.
Các nhân viên SPCA từng đưa Molly về cho biết họ rất sốc và đau lòng khi hay tin. Bà Sandi Trent cho biết theo thỏa thuận, người nhận nuôi không được sử dụng thú cưng làm thức ăn và đây là lần đầu tiên có người vi phạm trong 20 năm bà làm tại SPCA.
“Đó là một cơn ác mộng. Chúng tôi có những chính sách chặt chẽ về quy trình nhận nuôi tất cả các con vật ở đây. Chúng tôi cũng thường nói chuyện với người nhận nuôi rất nhiều để đảm bảo họ thích nuôi chúng”, bà cho biết.
Tuy nhiên, SPCA khó can thiệp khi có người vi phạm thỏa thuận. Một quan chức địa phương cho rằng luật pháp coi những con vật này là tài sản nên một khi đã thỏa thuận nhận nuôi, SPCA sẽ mất mọi quyền hợp pháp liên quan đến chúng.
SPCA đã tiến hành điều tra và được biết con vật không bị giết một cách thô bạo. Tuy nhiên, tổ chức này sẽ không bao giờ cho phép cặp vợ chồng trên nhận nuôi thú cưng nữa.
Khanh An
Nguồn: Báo Thanh niên
- Lợn ỉ Việt Nam li>
- Thú cưng li>
- Lợn li>
- Canada li>
- Động vật li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất