[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dịch tả heo châu Phi và Dịch tả heo cổ điển là 02 bệnh có căn nguyên hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên cả 02 căn bệnh này đều tấn công mạnh vào hệ thống miễn dịch và gây tổn thất kinh tế nặng nề cho ngành chăn nuôi heo nói chung. Tại Việt Nam, bệnh Dịch tả heo châu Phi vẫn diễn biến phức tạp và có những biến đổi bệnh lý phức tạp, gây khó khăn trong việc phát hiện sớm, cũng như đưa ra giải pháp kiểm soát. Dịch tả heo cổ điển cũng có những biến chủng mới, khiến công tác tiêm phòng không đạt kết quả bảo hộ tối ưu.
Trước thực tiễn đó, ngày 21/5/2023 vừa qua, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Thú y Xanh Việt Nam, Công ty Bioveta (Cộng hòa Séc) và Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Séc tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo “Dịch tả heo – sự đa hình kiểu gen và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại”.
Hội thảo cung cấp cho các đại biểu nhiều thông tin quý báu, hữu ích về bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) và bệnh Dịch tả heo cổ điển (CSF); cũng như giới thiệu về những loại vắc xin thế hệ mới, có ưu điểm vượt trội của Công ty Bioveta (Cộng hòa Séc).
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tham dự hội thảo có ông Vũ Văn Diễn – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thú y Xanh Việt Nam (Greenvet); bà Nikola Sichlerova – đại diện Ban thư kí Đại sứ quán Cộng Hoà Séc tại Hà Nội; ông Lubos Marek – đại diện Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Séc tại Việt Nam; ông Robert Kuhn – Giám đốc đại diện khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương Công ty Bioveta (Cộng hòa Séc); cùng hơn 200 đại biểu là những nhà chăn nuôi heo, đại lý của Greenvet…
Greenvet: Chất lượng sản phẩm được đề cao hàng đầu
Ông Vũ Văn Diễn – Phó Tổng giám đốc Greenvet phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Văn Diễn, Phó Tổng giám đốc Greenvet bày tỏ lòng biết ơn về sự hiện diện của hơn 200 khách mời, đặc biệt là những chủ trang trại chăn nuôi. “Có những anh/chị mà tôi đã gặp từ 20 năm trước, đến thời điểm này, trải qua nhiều biến cố, khó khăn mà vẫn yêu, kiên trì bám trụ với nghề chăn nuôi heo, các anh chị thực sự là những “anh hùng” của đất nước Việt Nam”, ông Diễn nhấn mạnh.
Ông Vũ Văn Diễn cũng cho biết, Greenvet với 22 năm hình thành và phát triển, đã xây dựng được hệ thống phân phối toàn diện bao gồm nhiều sản phẩm và dịch vụ trên cả nước, với 5 chi nhánh, kho hàng. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên, nhân viên của Greenvet với chuyên các ngành sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn đã hỗ trợ thành công cho rất nhiều trang trại trên toàn quốc. Greenvet hợp tác sâu rộng với các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, các đối tác trên thế giới và Việt Nam.
Thời gian qua, Greenvet giữ vững giá trị mà công ty theo đuổi, ghi nhớ từ lúc mới thành lập, đó là chất lượng sản phẩm được đề cao hàng đầu. Cùng với đó, Greenvet luôn coi khách hàng, đối tác là người bạn, người đồng hành, cần phục vụ và đem lại giá trị cao nhất. Chính điều đó đã đưa Greenvet trở thành một trong những những công ty thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam.
“Hiện nay, với sự khó khăn của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, nhưng Greenvet tự hào giữ vững được số lượng nhân viên, doanh thu và khách hàng. Có được điều đó, chúng tôi biết ơn sự ủng hộ, đồng hành của tất cả khách hàng, đối tác trong và ngoài nước”, ông Vũ Văn Diễn nhấn mạnh.
Ông Lubos Marek, đại diện Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Séc tại Việt Nam
Hiện diện tại hội thảo, ông Lubos Marek, đại diện Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Séc tại Việt Nam vui mừng khi có mặt tại đây. Ông cho biết, đây là cơ hội quý giá để gặp gỡ những chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo.
Ông Lubos cũng chia sẻ, Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực hợp tác song phương giữa Việt Nam và Séc. Hai nước có khí hậu khác nhau, tạo ra sản phẩm nông nghiệp khác nhau và không có sự cạnh tranh nào trong lĩnh vực này. Đến nay, Cộng hòa Séc xuất khẩu nhiều hoa, bia, thức ăn thú cưng, vắc xin sang Việt Nam. Còn Séc nhập khẩu từ Việt Nam cao su, mì ăn liền, thủy sản, gạo và hạt tiêu…Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Việt Nam cao hàng chục lần so với xuất khẩu từ Séc về Việt Nam.
Cũng theo ông Lubos, ngành chăn nuôi của Cộng hòa Séc vẫn tăng trưởng hàng năm và hiện có khoảng 1,5 triệu con heo. Séc nằm ở trung tâm châu Âu nên chăn nuôi chưa được chú trọng, nhưng sau Covid-19 vấn đề này đã được thay đổi.
ASF: Sự xuất hiện của chủng xóa gen có độc lực thấp, gây bệnh mãn tính tại Việt Nam
PGS.TS Lê Văn Phan, Giảng viên Bộ môn Vi sinh – Truyền nhiễm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Tại hội thảo, PGS.TS Lê Văn Phan, Giảng viên Bộ môn Vi sinh – Truyền nhiễm Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã có nhiều chia sẻ tới các đại biểu về bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) và bệnh Dịch tả heo cổ điển (CSF) tại Việt Nam với các nội dung như lịch sử bệnh; đặc điểm của ASF virus; phương thức truyền lây; phương pháp chẩn đoán và đưa ra những khuyến nghị quan trọng…
Cụ thể, theo PGS.TS Lê Văn Phan, ASF được phát hiện tại Kenya (châu Phi) năm 1921 và chỉ được thế giới quan tâm khi xảy ra ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…nơi mà ngành chăn nuôi nhỏ lẻ phổ biến. Tại Việt Nam, ASF được phát hiện vào năm 2019, chỉ 7 tháng sau, đã hiện diện lại 63/63 tỉnh, thành trên cả nước, làm chết 6 triệu con heo.
Virus ASF có ít nhất 24 dòng (genotype) virus khác nhau được phát hiện tại châu Phi; chỉ có genotype I và II phát hiện được ngoài châu Phi. Virus ASF tấn công các tế bào của hệ miễn dịch (tế bào bạch cầu đơn nhân lớn và đại thực bào). Tỷ lệ mắc bệnh ASF có thể lên tới 100%; tỷ lệ chết phụ thuộc vào chủng virus, với những chủng độc lực cao tỷ lệ chết lên đến hơn 100 %.
Cũng theo PGS.TS Lê Văn Phan, khi phân tích 165 mẫu/32 tỉnh thành trong cả nước trong thời gian từ năm 2019- 2022, chỉ phát hiện thấy genotype II, song có nhiều chủng virus ASF khác nhau (bao gồm cả chủng tự nhiên, chủng xóa gen) với độc lực khác nhau đang lưu hành tại Việt Nam.
Cụ thể, chủng độc lực cao (chủng tự nhiên) gây bệnh cấp tính, tỷ lệ chết đến 100%. Chủng xóa gen có độc lực thấp, gây bệnh mãn tính với đặc điểm như: heo nái luôn có dấu hiệu lâm sàng trước, sau đó đến heo thịt và heo con; tỷ lệ heo nái chết cao trong đàn cho thấy nghi ngờ cao có ASF.
Vì vậy, PGS.TS Lê Văn Phan khuyến cáo, nên lấy mẫu xét nghiệm ASF khi heo có biểu hiện bệnh lâm sàng như sốt; lấy mẫu hạch bẹn để xét nghiệm, không nên mổ khám làm lây nhiễm máu, nhiễm virus ra môi trường.
Cùng với đó, nếu heo nhiễm chủng xóa gen gây bệnh mãn tính, cần xét nghiệm kháng thể để biết trại có phơi nhiễm hay không.
Để phòng và kiểm soát ASF, theo PGS.TS Lê Văn Phan, cần có sự phối hợp tổng thể của các biện pháp nhưng quan trọng nhất là: quản lý được ổ dịch, thực hiện tốt an toàn sinh học và chẩn đoán sớm; bên cạnh đó, việc truyền thông, giám sát, huy động nguồn lực, thực hiện chính sách pháp luật, nghiên cứu, giám sát cũng hỗ trợ đắc lực.
Còn đối với bệnh Dịch tả heo cổ điển (CSF) lần đầu tiên được xác nhận tại Hoa Kỳ năm 1833. CSF là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên heo; virus có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi. Bệnh CSF có các thể như: thể cấp tính, có tỷ lệ chết lên đến 100%; thể á cấp tính, tỷ lệ mắc và chết thấp hơn thể cấp tính; thể mãn tính có rất ít heo bị ảnh hưởng, nhưng luôn gây chết. Một số trường hợp không có triệu chứng.
Phương thức truyền lây của bệnh CSF: Tiếp xúc trực tiếp với heo bị nhiễm bệnh; tiếp xúc gián tiếp thông qua thức ăn, nước uống… nhiễm virus; gián tiếp thông qua các vật dụng: quần áo, phương tiện, thiết bị….nhiễm virus
Tại Việt Nam, kết quả giải trình tự gen cho thấy có các chủng: E2 genotype 2 (2.1b, 2.1c và 2.2). Kết quả gây bệnh thực nghiệm thì genotype 2.2 có tỷ lệ chết 20% và genotype 2.1c có tỷ lệ chết 60%. Virus huyết xuất hiện sau 3 ngày gây nhiễm. Vì vậy, việc quản lý ổ dịch, an toàn sinh học, chẩn đoán và vắc xin giữ vai trò quan trọng.
PGS.TS Lê Văn Phan cũng đưa ra lời khuyên với bà con chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch tễ rất phức tạp như hiện nay, đó là nên tăng cường nhận diện nguy cơ với trại, thực hành tốt về an toàn sinh học. Cùng với đó, chú ý kiểm soát bệnh chủ động, bằng cách thường xuyên xét nghiệm, kiểm tra xem trong trại có mầm bệnh hay không hoặc hiệu quả tiêm chủng vắc xin ra sao. Nếu tập trung chăn nuôi theo chiều sâu bằng cách nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí thì nhà chăn nuôi sẽ trụ được với nghề.
Hai dòng vắc xin vượt trội Pestisen C phòng CSF và Biosuis APP 2,5,6 phòng bệnh viêm phổi – màng phổi (APP)
TS.BSTY Robert Kuhn, Giám đốc bán hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của công ty Bioveta (Cộng Hòa Séc)
Phát biểu tại hội thảo, TS.BSTY Robert Kuhn, Giám đốc bán hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết Bioveta có 105 năm trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh vắc xin cho động vật. Bioveta là một trong những nhà sản xuất vắc xin nổi tiếng nhất trên thế giới đã xuất khẩu đến 90 quốc gia, với nhân sự 700 người, 230 sản phẩm với 20 chủng loại khác nhau trên các loại vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò..
“Chúng tôi tập trung đầu tư vào con người, máy móc, thiết bị, công nghệ để các sản phẩm vắc xin có chất lượng tốt, giá thành hợp lí nhất với tiêu chuẩn 100% châu Âu. Hoạt động marketing của chúng tôi không quá rầm rộ, mà chúng tôi trao việc này cho các nhà phân phối tại địa phương, có hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, như Greenvet ở Việt Nam, để làm điều này. Chúng tôi cũng rất tôn trọng các nhà phân phối”, TS.BSTY Robert Kuhn nhấn mạnh.
Hiện nay Bioveta sản xuất ra nhiều kháng nguyên và các sản phẩm cho các hãng như Elanco, Zoetis, Boehringer Ingelheim.. Năm 2023, Bioveta mang đến thị trường Việt Nam hai sản phẩm vượt trội đó là Pestisen C phòng bệnh Dịch tả heo cổ điển (CSF) và vắc xin Biosuis APP 2,5,6 – vắc xin vô hoạt giải độc tố phòng bệnh viêm phổi – màng phổi (APP) trên heo.
Ông Lê Bá Hiệp, Giám đốc Kỹ thuật và Phát triển sản phẩm Greenvet
Theo ông Lê Bá Hiệp, Giám đốc Kỹ thuật và Phát triển sản phẩm Greenvet cho biết, Biosuis Pestisen C là vắc xin đầu tiên phòng CSF chứa genotype 2 ở Việt Nam. Đặc tính nổi bật đó là đây là vắc xin CSF chủng clade 2 duy nhất trên thị trường, phù hợp với chủng virus đang lưu hành tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Vắc xin chứa chủng CSF/2a- được nuôi cấy trên môi trường tế bào McsBio112/ES/R Celline qua 133 đời giúp bảo toàn tính kháng nguyên của virus giúp đáp ứng miễn dịch.
Vắc xin này đã được thử nghiệm bởi Trung tâm kiểm nghiệm Thú y TW 1 với kết quả khả quan. Cụ thể, (1) Sau khi được liều gấp 10 lần khuyến cáo của Pestisen C, tỉ lệ heo chết là 0%; không có triệu chứng lâm sàng trầm trọng nào xảy ra do vắc xin và trong suốt 14 ngày sau khi tiêm vắc xin. (2). Không quan sát thấy phản ứng cục bộ nào tại vị trí tiêm trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vắc xin. (3). Chỉ tiêu tăng trọng không bị ảnh hưởng. Pestisen C cũng kích thích miễn dịch bảo hộ hoàn toàn (100%) với virus CSF.
Cũng theo ông Lê Bá Hiệp, với Biosuis APP 2,5,6 là vắc xin vô hoạt giải độc tố phòng bệnh viêm phổi – màng phổi (APP) trên heo. Đây là vắc xin duy nhất trên thị trường chứa 3 vi khuẩn toàn khuẩn tương đồng với các chủng gây bệnh ở Việt Nam và đã công bố là serovar 2,5,6 và 3 giải độc tố Toxoid APX I,II,III bảo vệ phổi và viêm phổi trước độc tố của mọi chủng vi khuẩn APP (không lo trang trại lưu hành serovar nào). Cùng với đó đây cũng là vắc xin toàn khuẩn, chứa đầy đủ các cấu trúc OMP, LPS của vi khuẩn, đảm bảo toàn vẹn tính kháng nguyên của vi khuẩn, giúp kích thích đáp ứng miễn dịch toàn diện nhất với toàn bộ cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn. Chất bổ trợ MONTANIR 35 VG – chất bổ trợ dầu không khoáng thế hệ mới, giúp kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh, dung nạp cao và an toàn cho heo.
Kết quả khảo nghiệm Biosuis APP 2,5,6 với Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y trung ương 1 cho thấy tỷ lệ heo chết là 0% trên đàn heo được kiểm tra an toàn; không có triệu chứng lâm sàng trầm trọng xảy ra do vắc xin trong thời gian khảo nghiệm; không có phản ứng bất lợi nào xảy ra trong 2 giờ sau khi tiêm vắc xin và trong suốt 21 ngày sau khi tiêm vắc xin; không quan sát thấy phản ứng cục bộ nào tại vị trí tiêm trong 21 ngày sau khi tiêm vắc xin; chỉ tiêu tăng trọng không bị ảnh hưởng. Chỉ 2 tuần sau chủng vắc xin Biosuis APP 2,5,6 tỷ lệ heo có đáp ứng miễn dịch rất cao với tất cả các serotype 86,7-96,7%, trong đó nhóm không được chủng vắc xin thì hàm lượng kháng thể âm tính chiếm 100%.
Đại biểu tham dự hội thảo đặt câu hỏi cho diễn giả
Từ phải sang: Ông Lê Bá Hiệp, Giám đốc Kỹ thuật và Phát triển sản phẩm Greenvet, PGS.TS Lê Văn Phan (Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam), ông Robert Kuhn – Giám đốc đại diện khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương Công ty Bioveta (Cộng hòa Séc) và ông Vũ Văn Diễn, Phó Tổng giám đốc Greenvet chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
Cũng trong hội thảo, PGS.TS Lê Văn Phan, ông Nguyễn Văn Diễn – Phó Tổng giám đốc Greenvet cũng giải đáp nhiều thắc mắc của đại biểu tham dự hội thảo về ASF và CSF.
Bài: Hà Ngân
Ảnh: Hồng Tươi
- dịch tả heo châu Phi li>
- ASF li>
- Dịch tả heo cổ điển li> ul>
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất