Sử dụng phần mềm PC Dairy VN 2019 để phối hợp khẩu phần cho bò sữa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng phần mềm PC Dairy VN 2019 để phối hợp khẩu phần cho bò sữa

    Mục tiêu chính của PC Dairy VN là giúp nông dân chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam xây dựng khẩu phần cân bằng dinh dưỡng dựa trên nguồn thức ăn sẵn có ở nước ta để đạt năng suất sữa cao hơn nhưng lại giảm thiểu lượng phát  thải  khí nhà kính, đặc biệt là khí Mê-tan (CH4) được tạo ra trong dạ cỏ gắn với quá trình nhai lại của bò sữa.

     

    Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có trên  60 năm lịch sử phát triển nhưng chỉ thực sự phát triển nhanh chóng, toàn diện từ sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về “Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010”.  

     

    Ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở nước ta đã có năng lực sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa cao, hiện đại hóa 

     

    Sau 20 năm, ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở nước ta đã có năng lực sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa cao, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về tổng đàn, năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, năng lực đầu tư công nghệ cao, năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng lên các thương hiệu quốc gia nổi tiếng của các doanh nghiệp chế biến sữa lớn. Những thành tựu này của ngành sữa Việt đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là dẫn đầu vùng Đông Nam Á về quy mô chăn nuôi, công nghệ áp dụng và thương mại hóa sản phẩm.

     

    Trong giai đoạn từ 2001-2018, tổng đàn bò sữa tăng trưởng 12,18%/năm, sản lượng sữa tăng 17,02%/năm, cao nhất trong tất cả các lĩnh vực của ngành chăn nuôi. Cùng với những thành tựu trên, chăn nuôi nuôi bò sữa đã, đang và sẽ là một hướng ưu tiên phát triển nhanh trong quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững ở cả quy mô quốc gia và địa phương có điều kiện chăn nuôi bò sữa.

     

    Nhằm nắm bắt được những cơ hội phát triển to lớn hơn khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020” tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 và sau đó là Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa xuất khẩu từ Việt Nam sang Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký kết Ngày 26/4/2019, một số tỉnh tiên phong đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi và chế biến sữa đầu tư thành công những dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa quy mô lớn, hiện đại tại địa phương.

     

    Những cơ hội  này sẽ tạo động lực quan trọng cho chăn nuôi bò sữa trong nước phát triển lên một tầm cao mới, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giảm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu đối với sữa, sản phẩm sữa và góp phần to lớn cho việc hiện thực hóa vấn đề tái cơ cấu trong chăn nuôi.

     

    Với những cơ hội nêu trên cùng với vai trò đầu tầu của các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH Milk, Mộc Châu, chăn nuôi bò sữa Việt Nam có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới và đóng góp quan trọng cho việc cải thiện sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp.

     

    Song hành cùng với cải tiến chất lượng giống bò sữa và quy trình quản lý đàn, việc nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho bò sữa là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất chăn nuôi và tăng hiệu quả kinh tế, bởi chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% tổng chi phí sản xuất chăn nuôi. Do đó, việc nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi bò sữa nói riêng.

     

    Trên cơ sở tiếp cận này, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Trường Đại học California Davis (UC Davis), Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi xây dựng cơ sở dữ liệu và chuyển giao phần mềm thiết lập khẩu phần ăn cho bò sữa “PC Dairy VN 2019” trong khuôn khổ dự án “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu sử dụng cho thiết lập khẩu phần thức ăn và quản lý chăn nuôi bền vững”.

     

    Dự án đã thiết lập được cơ sở dữ liệu về thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho bò sữa, những hướng dẫn kỹ thuật và công cụ cần thiết để phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò sữa. Các thông tin này có trong Chương trình phần mềm “PC Dairy VN 2019” và trên website của Cục Chăn nuôi (www.cucchannuoi.gov.vn).

     

    Phần mềm phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò sữa PC Dairy do các nhà khoa học của Trường Đại học California Davis Hoa Kỳ phát triển để thiết lập và đánh giá khẩu phần thức ăn cho bò sữa. Phần mềm này đã được sử dụng hơn 30 năm qua tại Hoa KỳHoHoaHoa kyH. Từ 2013 đến nay, phần mềm này đã được phát triển, sửa đổi, Việt hóa để phù hợp hơn với điều kiện chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.

     

    Mục tiêu chính của PC Dairy VN là giúp nông dân chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam xây dựng khẩu phần cân bằng dinh dưỡng dựa trên nguồn thức ăn sẵn có ở nước ta để đạt năng suất sữa cao hơn nhưng lại giảm thiểu lượng phát  thải  khí nhà kính, đặc biệt là khí Mê-tan (CH4) được tạo ra trong dạ cỏ gắn với quá trình nhai lại của bò sữa.

     

    Cân bằng khẩu phần cũng sẽ ổn định chất lượng sữa nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thu mua của các công ty chế biến sữa. “PC Dairy VN 2019” là phiên bản cập nhật mới nhất của phần mềm PC Dairy tại Việt Nam để thiết lập khẩu phần cho bò sữa ở các giai đoạn khác nhau (bò tơ, tiết sữa, cạn sữa) với giá thành thấp nhất của khẩu phần dựa trên các thông số: khối lượng bò, giai đoạn sinh trưởng, sản xuất, sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ sữa, sự thay đổi khối lượng, giá thức ăn và giá sữa… Đồng thời, phần mềm có thể ước tính giá trị dinh dưỡng của khẩu phần so với khẩu phần tiêu chuẩn, ước tính sản lượng sữa có thể đạt được với lượng thức ăn cung cấp tối thiểu và ước tính được lượng khí Mê-tan phát thải.

     

    Phần mềm “PC Dairy VN 2019”, hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm và hướng dẫn phối hợp khẩu phần cho bò sữa có thể truy cập tại website của Cục Chăn nuôi: www.cucchannuoi.gov.vn (Chi tiết liên hệ: [email protected] hoặc 0913307019)/.

     

    Hướng dẫn sử dụng phần mềm PC Dairy 2019 tại đây:  Huong dan su dung phan mem PC Dairy VN 2019 Cuc Chan nuoi

     

    CỤC CHĂN NUÔI

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.