[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kháng sinh kích thích tăng trưởng trong thức ăn (AGP) đã bị cấm ở châu Âu trong hơn một thập kỷ. Đây là giải pháp tiến bộ để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi, không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Cũng theo xu hướng đó của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng các quy định cụ thể về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 98/2011/NĐ-CP của Chính phủ;… đặc biệt hơn trong Bộ luật chăn nuôi 2018 điều 45 về Thức ăn chăn nuôi (TACN) chứa kháng sinh có nêu rõ: “cho phép sử dụng TACN chứa kháng sinh để phòng bệnh đối với thú non” và sẽ có “lộ trình bỏ việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi.”
Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp, hiệp hội lo lắng về các giải pháp thay thế kháng sinh trong TACN để phòng bệnh cho vật nuôi. Đây cũng là khó khăn mà ngành chăn nuôi châu Âu gặp phải trong thời gian đầu áp dụng. Giải pháp tận dụng tối đa hiệu quả từ các chiết xuất thực vật đã được áp dụng trong nhiều năm qua ở châu Âu và cho thấy tính hữu hiệu trong việc hỗ trợ và thay thế kháng sinh hoàn toàn từ tự nhiên.
Không sử dụng kháng sinh đã và đang trở thành xu hướng sau nhiều lệnh cấm được ban hành ở châu Âu
Sử dụng kháng sinh liều thấp bắt đầu từ những năm 1950. Giai đoạn này, kháng sinh rất hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy sử dụng kháng sinh liều thấp nhưng tần suất, quy mô sử dụng nhiều dẫn đến kháng kháng sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của vật nuôi, con người.
Kháng kháng sinh luôn là mối quan tâm lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vi khuẩn kháng thuốc gây ra khoảng 25.000 ca tử vong ở người mỗi năm. Vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường hô hấp ở một số loài động vật trở nên đề kháng hơn với các thuốc kháng sinh thông thường. Tổn thất lên tới 1,5 tỷ euro.
Năm 2001, sử dụng AGP đã giảm 50% ở châu Âu (1.600 tấn xuống còn 800 tấn). Lệnh cấm toàn bộ kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi đã được thi hành vào năm 2006. Năm 2011, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch hành động 5 năm chống lại tình trạng kháng kháng sinh thông qua giám sát tốt hơn, thúc đẩy sử dụng hợp lý kháng sinh, phân phối có mục tiêu. Chiến lược này nhằm sử dụng hợp lý hóa kháng sinh: dùng thận trọng, đúng mục tiêu, theo đơn và không vượt nhu cầu điều trị. Các lựa chọn thay thế khác như: axit hữu cơ, men vi sinh và prebiotic, enzyme, khoáng chất,… và đặc biệt là thảo dược.
Giảm sử dụng kháng sinh tại châu Âu được dự án ESVAC (Giám sát tiêu thụ thuốc thú y kháng khuẩn châu Âu) theo dõi, báo cáo cụ thể. Năm 2014, báo cáo ghi nhận sụt giảm doanh số bán hàng ở phần lớn các quốc gia (Bảng 1). Nguyên nhân là do các chiến dịch sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, thay đổi mật độ cá thể nuôi, hạn chế dùng kháng sinh, tăng nhận thức về tác hại của kháng kháng sinh.
Giải pháp từ chiết xuất thực vật
Đứng trước các quy định sửa đổi và áp lực chuỗi thức ăn, chăn nuôi châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài cải thiện tối đa sức khỏe, dinh dưỡng vật nuôi bằng nhiều phương pháp. Phụ gia thảo dược là một trong những giải pháp quan trọng được áp dụng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất, giảm tác hại đến môi trường. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học cho phép chúng ta xác định được chính xác các hoạt chất chính trong thực vật và các chiết xuất của chúng ứng dụng một cách hiệu quả để nâng cao hiệu suất chăn nuôi.
Vậy các nhóm thảo dược nào đã hoạt động tốt trong quá trình hỗ trợ, giảm thiểu sử dụng kháng sinh được ngành chăn nuôi châu Âu chứng nhận?
Chiết xuất thực vật họ cam chanh, tăng sức đề kháng, kiểm soát hệ vi sinh vật đường ruột, phòng chống bệnh tiêu chảy, táo bón.
Chiết xuất này phát triển lợi khuẩn bằng cách phát triển hệ vi khuẩn đường ruột lactic, ức chế vi khuẩn có hại. Đồng thời, chúng cho thấy kết quả khả quan khi so sánh với biện pháp kiểm soát khác như Olaquindox, Avilamycin và kết hợp giữa Penicillin, Aureomycin, với chỉ số ADG ở một số loài (từ 3 đến 15%) và tỷ lệ FCR (-7% đến -11%).
Chiết xuất từ nho cân bằng các gốc tự do, chống stress oxy hóa, cải thiện chất lượng thịt
Chiết xuất nho được chuẩn hóa giàu các polyphenol (anthocyanin và proanthocyanidin) nồng độ cao, có lợi ích chính như cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, đặc biệt là thức ăn cho thú non, cải thiện miễn dịch của vật nuôi, tái hoạt hóa vitamin E, các enzyme chống oxy hóa và khắc phục tình trạng thiếu sinh khả dụng. Chúng đóng vai trò trong việc nâng cao năng suất sinh sản, cải thiện đáng kể chất lượng tinh dịch nhờ vào khả năng chống oxy hóa tinh dịch trong huyết tương.
Chiết xuất nho cải thiện chất lượng thịt, duy trì axit béo có lợi PUFA, ngăn ngừa sự ôi thiu, ổn định màu thịt tươi, kéo dài thời gian bảo quản, giúp thịt thơm và ngon ngọt hơn. Một thử nghiệm so sánh (thực hiện bởi Nor-Feed Pháp) áp dụng trên heo cho thấy thịt của nhóm vật nuôi sử dụng bổ sung chiết xuất từ nho không có hiện tượng nhỏ dịch trong bao bì sau vài ngày bảo quản.
Chiết xuất saponin từ thực vật với các công dụng giảm amonia, kích thích sự ngon miệng, kiểm soát nguy cơ mắc bệnh cầu trùng,…
Saponin là chất chuyển hóa thứ cấp, nhiều đặc tính: chống nấm, hạn chế amonia, kiểm soát mùi, kích thích hệ thống miễn dịch,…
Hình 2 mô tả hoạt động tích cực của saponin trên các động vật nguyên sinh protozoa (cấu trúc màng tế bào có sterol), chẳng hạn như protozoa dạ cỏ và Eimeria sp, dẫn đến sự phá vỡ màng tế bào có nhân.
Thảo dược chứa saponin hoạt động như một chất tăng cường độ ngon miệng cho vật nuôi, cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu tác hại môi trường (thủy sản), giảm thai chết lưu, tăng cân khi cai sữa, ổn định tiêu hóa sinh lý đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh cầu trùng.
Thử nghiệm đã được thực hiện trên gà thịt tại Pháp nhằm đánh giá khả năng kiểm soát bệnh cầu trùng gây ra bởi narasin, nicarbazin và salinomycin của thảo dược chứa saponin so với các thuốc cầu trùng khác. Kết quả cho thấy ở nhóm dùng saponin hiệu quả tốt hơn. (Hình 3)
Kết luận
Thách thức đặt ra không nhỏ khi ngành Nông nghiệp Châu Âu phải lựa chọn cắt giảm sử dụng tối đa kháng sinh trong chăn nuôi. Mục đích chính của kháng sinh là trị bệnh, ức chế vi khuẩn, nếu dùng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng, phòng bệnh thì chỉ mang lại lợi ích ngắn mà hậu quả thì rất lớn.
Châu Âu đã thành công bất chấp những khó khăn ban đầu và thời gian thực hiện kéo dài. Hiệu quả trong chăn nuôi khi áp dụng thảo dược đã được chứng minh qua thời gian ở các vùng chăn nuôi phát triển ở Châu Âu. Các sản phẩm chiết xuất thảo dược đã chứng minh được hiệu quả khi áp dụng cùng các biện pháp quản lý vệ sinh chuồng trại hợp lý.
Xu hướng này đã và đang bắt đầu tại một vài khu vực chăn nuôi Châu Á, trong đó có Việt Nam. Kháng sinh là cần thiết trong chăn nuôi nhưng việc sử dụng kháng sinh trong các mục đích ngoài trị bệnh cho thú nuôi thì không cần thiết.
Ngành chăn nuôi cần phải có định hướng rõ ràng hơn là chúng ta phải phòng bệnh hơn là trị bệnh. Phụ gia thảo dược là câu trả lời phù hợp trong trường hợp này. Đồng thời, cần hiểu rõ cách sử dụng và sử dụng đúng sản phẩm thảo dược có chất lượng khi thị trường phụ gia thảo dược đang phát triển nhanh về mặt số lượng.
Theo Norfeed Việt Nam
- thảo dược li>
- Sử dụng thảo dược li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất