Thời gian qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên người chăn nuôi vẫn gặp khó khăn về thị trường, an toàn dịch bệnh… Tái cơ cấu ngành chăn nuôi là việc làm cấp bách để phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và không chạy theo phong trào…
Một mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm). Ảnh: Bùi Tuấn
Bộn bề khó khăn
Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến động, nhất là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm đến giữa năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ phải giảm, bỏ đàn, thậm chí là treo chuồng. Sau nhiều nỗ lực phục hồi, kết thúc năm 2017, tổng đàn lợn cả nước đạt 27,4 triệu con, giảm 5,7% so cùng kỳ năm ngoái, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. Tương tự, đàn gia cầm là 385,5 triệu con, tăng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%…
Trong bối cảnh ấy, TP Hà Nội cũng chung nỗi khó khăn với cả nước. Bà Nguyễn Thị Dung – một chủ hộ lớn chăn nuôi lợn tại xã Châu Can, huyện Phú Xuyên lo lắng: “Hiện không có doanh nghiệp thu mua chế biến nên giá sản phẩm chăn nuôi phụ thuộc vào thương lái. Trong khi đó thông tin dự báo thị trường còn hạn chế, dẫn tới nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ, thậm chí phá sản”.
Trao đổi về những khó khăn của ngành, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Chăn nuôi là hoạt động sản xuất mang tính truyền thống, quy mô nhỏ lẻ còn chiếm đa số khiến việc phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Công tác giám sát, quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y có nhiều hạn chế. Hệ thống giết mổ, chế biến sản phẩm động vật tập trung bảo đảm vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm chưa cao. Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được đẩy mạnh, chưa hình thành được hệ thống doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi… Những yếu tố này đang kìm hãm chăn nuôi phát triển.
Tái cấu trúc cách nào?
Năm 2018, ngành chăn nuôi đề ra nhiều mục tiêu gắn với tái cơ cấu ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 3,8 đến 4% so với năm 2017; tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 5,4 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng trứng các loại khoảng 11,58 tỷ quả, tăng 8,8%…
Để đạt mục tiêu trên, ông Hoàng Thanh Vân khẳng định, ngành chăn nuôi sẽ rà soát, đánh giá kết quả triển khai tái cơ cấu chăn nuôi tại 63 tỉnh, thành phố. Cục Chăn nuôi sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng sản phẩm đặc sản của từng vùng, từng địa phương; tổ chức hợp tác, liên kết để xây dựng thương hiệu, tạo thuận lợi tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Cùng với đó, phát huy lợi thế các giống bản địa (như lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, gà mía…). Đồng thời, đẩy mạnh dự báo, thông tin thị trường; chủ động và tham mưu cho Bộ NN&PTNT một số giải pháp khơi thông thị trường, tập trung một số sản phẩm chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu như: Thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, cụ thể hóa mục tiêu của Bộ NN&PTNT, TP Hà Nội tiếp tục tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, có đầu tư công nghệ cao. Thành phố tập trung triển khai Dự án “Chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020” và “Nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế” trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi để phát triển một cách bền vững. Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh các chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp, hỗ trợ liên kết chăn nuôi – chế biến – tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao và sớm trở thành trung tâm giống chất lượng của cả nước; công tác quản lý và cung ứng nguồn thuốc thú y, con giống, thức ăn chăn nuôi sẽ được siết chặt. Đồng thời Hà Nội cũng làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh thông qua tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân; tăng cường kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, chế biến vận chuyển, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc động vật; thực hiện nghiêm quy định vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng; chú trọng tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm…
Hy vọng, bằng việc thực hiện đồng bộ giải pháp nêu trên, việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi sẽ phát huy lợi thế, khả năng sản xuất, giúp một số loại vật nuôi tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng giá trị… mang lại sự phát triển bền vững.
Sơn Tùng
Nguồn: Hà Nội mới
- chăn nuôi li>
- Chăn nuôi Việt Nam li>
- ngành chăn nuôi li> ul>
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất