Đa phần người chăn nuôi một khi đã làm vaccine thì thường khá chủ quan và cho rằng vật nuôi của mình đã được bảo hộ. Bởi vậy nên khi dịch bệnh nổ ra, người chăn nuôi thường có xu hướng đổ lỗi cho vaccine mà không biết rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một chương trình vaccine chứ không phải bất kỳ một yếu tố đơn lẻ nào đó.
Với mật độ chăn nuôi ngày càng dày, áp lực mầm bệnh tăng, xuất hiện thêm nhiều bệnh mới, các mầm bệnh cũ đã thay đổi độc lực hoặc biến chủng phức tạp nên nhiều bệnh dù đã được khống chế trong quá khứ nhưng nay vẫn nổ dịch như bình thường và trong những trường hợp trên thì chương trình vaccine hiện tại không thể bảo hộ được cho đàn gà.
Dưới đây là một số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một chương trình vaccine, lý giải tại sao đã làm vaccine đầy đủ mà gà vẫn bị bệnh.
1. Chất lượng vaccine
Chất lượng vaccine phụ thuộc phần lớn vào công nghệ và trình độ của công ty sản xuất. Nếu vaccine không chất lượng thì cho dù bạn có làm đầy đủ gà vẫn có thể nhiễm bệnh như thường. Vì vậy mà khi lựa chọn vaccine các trang trại nên chọn những nhà cung cấp có thương hiệu và uy tín lâu năm trên thị trường.
2. Liều lượng sử dụng
Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp miễn dịch (nghĩa là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, nó không chống lại mà chấp nhận kháng nguyên đó như là 1 phần của bản thân mình).
Tùy từng loại mầm bệnh cũng như tình hình thực tế của từng khu vực, địa phương, từng trang trại mà cân nhắc chọn liều lượng vaccine cho thích hợp.
Ví dụ: đối với các trang trại gà đẻ ở những khu vực có áp lực mầm bệnh Newcastle cao thì nên chủng nhắc lại 1-1,5 tháng/1 lần.
3. Bảo quản vaccine
Một chương trình vaccine hợp lý cũng không phát huy được tác dụng nếu vaccine bị hư hại do việc bảo quản không đúng, vaccine sống có thể bị bất hoạt, hư hại nếu được bảo quản trong những điều kiện bất lợi như bảo quản ở nhiệt độ cao do tủ lạnh bị hư, do mất điện, hoặc vaccine bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc bảo quản vaccine phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thông thường vaccine sống được bảo quản ở 2-80C).
Ví dụ : Vaccine Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) mất khoảng 50% hoạt lực trong một giờ dưới điều kiện nắng nóng sau khi được pha. Hay vaccine marek sau khi pha nên chủng luôn trước khi hút tàn một điếu thuốc.
4. Kỹ thuật cấp vaccine
- Đường cấp
Mỗi loại vacxin được đưa vào cơ thể theo một đường thích hợp. Những vacxin bị phá huỷ bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống; những vacxin nhằm kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào cơ thể bằng đường tiêm.
Vaccin không được sử dụng đúng đường không những không tạo được miễn dịch mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.
- Quy trình cấp
Việc cấp vaccine không đúng là nguyên nhân thường gặp, làm cho vaccine không có khả năng bảo hộ cho đàn gà.
Ví dụ : Khi cho gà uống vaccine, do số lượng máng uống không đủ, hoặc phân bổ máng uống không hợp lý nên một số gà uống không đủ hoặc không uống vaccine, dẫn đến gà không có kháng thể hoặc kháng thể không cao, nên không có khả năng bảo hộ đàn gà.
Một số trại khi chích vaccine, do người công nhân có kỹ năng không tốt hoặc do làm ẩu, đã chích vaccine ra ngoài, hoặc gà chỉ nhận được một phần vaccine nên cũng không có miễn dịch tốt.
Người công nhân đôi khi cũng lấy lộn vaccine, do không đọc kỹ nhãn vaccine. Ví dụ : như nhầm lẫn vaccine đậu gà (Fowl pox) và vaccine viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), sau đó đem nhỏ mắt, kết quả là gây ra những tổn thương trên mắt gà.
Ngoài ra việc dùng nước pha không đúng khi pha vaccine, cũng làm mất hoạt lực của virus vaccine như dùng nước máy để pha vaccine, chất sát trùng (Flor) trong nước máy sẽ làm virus vaccine mất hoạt lực, không có khả năng tạo miễn dịch cho gà.
5. Kháng thể mẹ truyền
Kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà, việc làm vaccine khi kháng thể mẹ truyền của đàn gà còn cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của virus vaccine, đều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà.
Ví dụ: Việc làm vaccine Gumboro (IBD) quá sớm khi kháng thể mẹ truyền trên đàn gà còn cao, sẽ làm một số virus vaccine bị trung hòa , kết quả gà không tạo được kháng thể hoặc kháng thể thấp không đủ bảo hộ đàn gà.
6. Stress và tình trạng sức khỏe vật nuôi
Stress ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà như Nhiệt độ và ẩm độ cao, dinh dưỡng không đủ, gà bị nhiễm kí sinh trùng hoặc các bệnh khác
Không nên làm vaccine khi gà bị bệnh, vì lúc này hệ thống miễn dịch của đàn gà bị tổn thương, khả năng đáp ứng miễn dịch kém hoặc sẽ làm cho phản ứng vaccine càng thêm trầm trọng. Một số trường hợp làm vaccine khi gà đang ủ bệnh, sẽ làm cho đàn bùng phát bệnh , gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.
Ví dụ: Khi gà mang các mầm bệnh như Gumboro, Marek, thiếu máu truyền nhiễm (CAV), hoặc nhiễm độc tố trong thức ăn, hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nên khi làm vaccine, gà không có đáp ứng miễn dịch tốt hoặc gây ra phản ứng vaccine mạnh mẽ, làm tăng tỉ lệ gà mắc bệnh hoặc gà chết.
7. Vệ sinh an toàn sinh học
Vệ sinh an toàn sinh học và quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của trại, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng không thông thoáng sẽ làm gia tăng áp lực mầm bệnh trong trại, dẫn đến gà có thể bị mắc bệnh, mặc dù đàn gà đã làm vaccine.
8. Chủng (type) vaccine
Một số loại bệnh được gây ra bởi những tác nhân có nhiều chủng khác nhau như IB có khoảng 100 chủng, Salmonella có khoảng 2000 chủng, đôi khi những chủng này không tạo ra miễn dịch chéo, nên bệnh có thể nổ ra nếu virus vaccine không cùng chủng với virus gây bệnh trong vùng.
Ví dụ : Như vaccine IB chủng MA5 không có khả năng bảo hộ đàn gà khi bệnh IB xảy ra với thể hướng thận IB 4/91.
Trên đây là 8 yếu tố làm giảm hiệu quả của chương trình vaccine mà chúng ta cần loại bỏ, hiểu được những nguyên nhân đó sẽ giúp cho các trang trại chủ động hơn cũng như giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình phòng bệnh cho gà bằng vaccine, từ đó giúp tăng cao năng suất chăn nuôi.
Hoàng Nam TY
Nguồn: vietdvm.com
- vaccine H5N1 li>
- vaccine phòng bệnh li>
- vaccine li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bên mình tư vẫn kĩ thuật chăn nuôi gà lông màu, gà thịt, gà đẻ, heo, bò. Cung cấp vaccine, thuốc thú y nhập khẩu cho trang trại lớn. Vui lòng liên hệ: 0966564434