Tại sao vấn đề giới lại quan trọng trong ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Tại sao vấn đề giới lại quan trọng trong ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phụ nữ chăn nuôi và kinh doanh gà ở Việt Nam thực hiện các hoạt động của họ rất khác so với nam giới. Các bệnh lây truyền từ động vật sang người, đe doạ sức khỏe của con người như Cúm gia cầm đều gắn với các thực hành giới. Các thực hành giới này cũng đặt phụ nữ và nam giới vào các mức độ rủi ro về sức khoẻ khác nhau. Vì vậy, các thực hành giới cũng dẫn đến các hành vi ứng xử có lợi hoặc có hại cho cộng đồng khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề giới thường hay bị lờ đi trong các mối quan tâm về sức khoẻ cộng đồng và trong việc xây dựng các chính sách và can thiệp để kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh.

    Đề xuất chính sách thực hành về giới tập trung vào sự tương tác giữa vấn đề giới và các nguy cơ sức khỏe trong chăn nuôi và buôn bán gà ở Việt Nam, phân tích các yếu tố kinh tế-xã hội-văn hóa ảnh hưởng đến sự khác biệt giới trong tiếp cận các nguồn lực, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện ATSH và ATTP. Sử dụng phương pháp tiếp cận Giới trong Một Sức Khỏe, đề xuất chính sách này gợi ý các chính sách và các biện pháp can thiệp nhạy cảm giới phù hợp nhất để quản lý các rủi ro về sức khỏe cũng như phát triển bền vững ngành hàng gà.

     

    Thông tin về nghiên cứu

     

    Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu các thực hành giới trong sản xuất và phân phối gà và các ảnh hưởng đến nguy cơ sức khoẻ, đồng thời đề xuất các chính sách và can thiệp nhạy cảm giới để giảm thiểu các nguy cơ sức khoẻ. Thông tin được thu thập thông qua 6 cuộc thảo luận nhóm, 30 phỏng vấn sâu các tác nhân và một cuộc điều tra 132 người trong mạng lưới sản xuất và phân phối gà ở miền Bắc Việt Nam từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023 .

     

    Giới và tiếp cận nguồn lực

     

    Ở Việt Nam, các chuẩn mực xã hội, các tục lệ và luật pháp có tác động mạnh mẽ đến việc tiếp cận các nguồn lực chính trong sản xuất và phân phối gà như đất đai, chuồng trại/cửa hàng, nguồn tài chính cũng như thông tin và kiến thức. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn nam giới là chủ sở hữu hoặc có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuồng trại/cửa hàng. Mặc dù, kể từ năm 2003, Luật Đất đai sửa đổi đã quy định nam và nữ đều có quyền ngang nhau trong việc thừa kế đất đai và các tài sản khác, tên của họ phải cùng được ghi trong giấy chứng nhận các tài sản này. Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện theo quy định này rất phức tạp và tốn kém.

     

    Tục lệ về nhà chồng sau khi cưới và tập quán thừa kế truyền thống vẫn thiên vị con trai hơn con gái. Do sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận đất đai, chuồng trại hay cửa hàng nên phụ nữ cũng bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tài chính chính thức do thiếu tài sản thế chấp. Số liệu điều tra chỉ ra, nam giới chiếm ưu thế trong việc vay tiền từ các nguồn chính thức như ngân hàng và vay tín dụng từ các đại lý (chủ yếu là đại lý thức ăn và thuốc thú y) trong khi phụ nữ chủ yếu vay tiền từ các nguồn không chính thức (họ hàng, bạn bè). Kết quả là, phụ nữ thường dựa vào nguồn lực của chính mình để kinh doanh, tự chuẩn bị nguồn tài chính và lựa chọn kinh doanh quy mô nhỏ. Rất nhiều phụ nữ duy trì sản xuất kinh doanh nhỏ và sử dụng lao động gia đình để không phải đi thuê lao động.

     

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nam giới thường chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển gà vì họ sở hữu các phương tiện vận chuyển cần thiết như xe tải, ô tô hoặc xe máy. Phụ nữ không có và cũng không biết sử dụng các phương tiện này. Cả nam và nữ trong sản xuất kinh doanh gà đều cần thông tin, kinh nghiệm và kỹ năng để thành công, cả phụ nữ và nam giới đều dựa vào việc tự học các kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh gà cũng như từ tích luỹ kinh nghiệm của gia đình, học hỏi bạn bè, thông qua sách, báo, các dịch vụ thú y và từ các công ty. Tuy nhiên, nam giới chủ động hơn nữ giới trong việc tìm kiếm thông tin.

     

    Phân công lao động và quyền quyết định

     

    Trong chăn nuôi gà

     

    Phân công lao động theo giới trong các hộ chăn nuôi gà phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và loại hình trang trại, nam giới thường nắm quyền điều hành các trang trại lớn trong khi phụ nữ tự mình quyết định trong các trang trại nhỏ. Các kết qủa từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy, phụ nữ chọn chăn nuôi bán công nghiệp với hệ thống chuồng mở và các phương pháp chăn nuôi truyền thống nhiều hơn vì phương pháp chăn nuôi công nghiệp hiện đại đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn, nếu không gà sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Theo quan điểm của người chăn nuôi, gà thích ứng tốt hơn với sự thay đổi thời tiết và khoẻ mạnh hơn khi được nuôi bằng hệ thống chuồng mở.

     

    Việc chia sẻ công việc và cùng ra quyết định trong hoạt động chăn nuôi là rất phổ biến trong mọi loại hình kinh doanh. Dữ liệu cho thấy, phụ nữ tham gia tương đối tích cực vào tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi gà. Đặc biệt, ở tất cả các loại hình chăn nuôi phụ nữ đều tham gia các công việc chăm sóc hàng ngày như chuẩn bị thức ăn, nước uống , dọn dẹp chuồng gà hoặc bán gà… Nam giới vẫn là người có tiếng nói chính trong việc ra quyết định vay vốn, lựa chọn quy mô và kỹ thuật chăn nuôi.

     

    Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra, có 83% phụ nữ nhưng chỉ 58% nam giới giữ tiền trong chăn nuôi gà. Việc giữ tiền cho phép phụ nữ có được sự tự do ở một mức độ nhất định trong việc quản lý tài chính gia đình, đồng thời bù đắp được thiệt thòi khi họ là người phụ thuộc chồng và phải làm nhiều việc nội trợ hơn. Tuy nhiên, việc quản lý tiền cũng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sản xuất của hộ: người nào chịu trách nhiệm chính trong chăn nuôi gà sẽ là người quản lý tiền. Vì nam giới thường làm chủ các trang trại lớn nên họ cũng là người quản lý nguồn tiền trong các trang trại lớn ấy.

     

    Trong phân phối gà

     

    Trong buôn bán gà, phụ nữ thường buôn bán nhỏ, trong khi buôn bán gà ở quy mô lớn thường cần sự chung tay của cả hai vợ chồng. Người buôn bán gà thường làm việc quanh năm, chỉ nghỉ vài ngày trong dịp Tết. Do quá bận rộn nên các thương lái lớn thường cần có sự sắp xếp lao động chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình để thay ca làm việc và làm việc nhà mà nam giới cũng tham gia.

     

    Trong hoạt động buôn bán gà, tất cả phụ nữ tham gia và có quyền quyết định những công việc hàng ngày trong quá trình buôn bán như cho gà ăn, bán gà, dọn dẹp, quản lý tiền bán hàng. Nam giới chịu trách nhiệm chính trong việc mua và vận chuyển gà.

     

    Một đặc điểm riêng của buôn bán gà là ở các chợ đầu mối, hoạt động buôn bán và giết mổ thường diễn ra vào ban đêm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, phần lớn nam giới phụ trách chính công việc ban đêm trong khi phụ nữ làm ca ngày nên phản ánh rằng làm việc ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh ở chợ đầu mối còn hạn chế, tiềm ẩn những nguy cơ lớn đến sức khỏe của cả nam và nữ.

     

    Điểm đáng chú ý là cả trong sản xuất và phân phối gà, phụ nữ dành nhiều thời gian cho công việc kinh doanh cũng như việc nội trợ hơn nam giới nhưng họ vẫn “hài lòng” với điều này. Phụ nữ cho rằng họ hài lòng với các cơ hội tiếp cận vốn và việc kiểm soát thu nhập của họ, đồng thời chấp nhận rằng người chồng là người có quyền hơn. Hầu hết phụ nữ Việt Nam vẫn hành xử dựa trên định kiến giới và yếu tố văn hóa – truyền thống, đồng thời đề cao sự hoà thuận, yên ấm trong gia đình hơn là việc giành lấy một chút an nhàn. Ngay cả khi phụ nữ là người kiếm tiền chính, họ vẫn cho rằng đàn ông là trụ cột tài chính của gia đình, họ sẵn sàng chấp nhận làm nhiều việc nhà hơn hoặc có quyền quyết định thấp hơn so với chồng. Họ có cách riêng để bù đắp những thiệt thòi của họ thông qua giữ tiền và quản lý chi tiêu của gia đình.

     

    Khuyến nghị chính sách và can thiệp nhạy cảm giới

     

    Mặc dù Luật Đất đai ở Việt Nam công nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác của cả nam và nữ, việc thực thi pháp luật đất đai còn tồn tại nhiều thủ tục phức tạp. Do đó chúng tôi khuyến nghị cải thiện các thủ tục hành chính để tăng cơ hội cho phụ nữ tiếp cận đất đai và thực hiện các quyền về đất đai đồng thời tránh được những rủi ro khi hôn nhân tan vỡ.

     

    Gánh nặng công việc của phụ nữ là lớn nhưng họ chấp nhận điều này như là một sự lựa chọn duy lý. Có thể thấy, phụ nữ Việt Nam sẵn lòng đánh đổi cơ hội của họ để lấy sự hòa thuận trong gia đình. Tỷ lệ giữ tiền cao của phụ nữ trong các hộ gia đình cho thấy khả năng quản lý tài chính của nữ giới và mức độ tự do nhất định của phụ nữ trong việc bù đắp cho khối lượng công việc nặng nhọc mà họ đảm nhiệm. Các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ nên thừa nhận sự thương lượng hài hoà trong gia đình Việt Nam hơn là những thay đổi ủng hộ nữ quyền cực đoan thái quá.

     

    Các chính sách chăn nuôi nhạy cảm giới và đảm bảo bình đẳng giới sẽ nâng cao đời sống và hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Cho dù còn có các tranh luận về cách thức mà phụ nữ và nam giới thực hành chăn nuôi nhưng phụ nữ đã thể hiện thế mạnh của mình trong kinh doanh vừa và nhỏ với tư cách là người chủ sở hữu của các thực hành tốt, phù hợp với môi trường. Việc hỗ trợ kinh doanh gà quy mô nhỏ để có nhiều phụ nữ tham gia vào kinh doanh gà sẽ mang đến mức độ sử dụng sản phẩm thay thế thuốc kháng sinh cao hơn, duy trì tốt hơn an toàn sinh học và như thế sẽ mang lại kết quả kép trong cả trao quyền cho phụ nữ và trong phòng ngừa kiểm soát bệnh dịch.

     

    Trong phân phối, phụ nữ buôn bán dành nhiều thời gian ở chợ. Trang bị các công cụ bảo hộ lao động tốt hơn và cải thiện điều kiện vệ sinh ở các chợ gia cầm sống là cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh và tăng cường tình sức khỏe của những người làm việc tại chợ. Trong giết mổ gà, số lượng nam và nữ làm việc tại các điểm giết mổ không gian nhỏ, vệ sinh kém, thiết bị công nghệ thấp là chưa đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm và tạo ra sự cạnh tranh cao với các cơ sở giết mổ có điều kiện vệ sinh tốt hơn. Vì vậy, việc quy định chặt chẽ điều kiện giết mổ sẽ đảm bảo an toàn
    thực phẩm và giảm thiểu những nguy cơ về sức khoẻ cho cả nam và nữ.

     

    Nguyễn Thị Diễn, Phạm Thị Thu Hà,

    Nguyễn Thị Minh Khuê, Ayako Ebata

    Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.