Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế tới 70 – 80% lượng phân bón hóa học.
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ vào xử lý chất thải ngành chăn nuôi
- Mỗi năm, ngành chăn nuôi đưa ra môi trường trên 80 triệu tấn chất thải
- Đồng Nai sẽ thí điểm mô hình xử lý chất thải heo bằng tổ hợp công nghệ vi sinh, sinh khối giun
Lãng phí 68 triệu tấn chất thải rắn và hơn 245 triệu m3 nước thải mỗi năm
Ngành chăn nuôi nước ta đang dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn.
Chăn nuôi cũng là ngành tạo ra lượng chất thải khá lớn nhưng hiện đang bỏ lãng phí, gây ô nhiễm môi trường. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021, nước ta có 13.748 trang trại chăn nuôi, trong đó có gần 2,3 triệu con trâu; gần 6,4 triệu con bò; hơn 23,5 triệu con lợn và 526 triệu con gia cầm.
Tập đoàn Quế Lâm đang áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi theo hướng “không bỏ đi thứ gì”.
Bộ NN-PTNT cũng cho biết, ước tính năm 2021, hoạt động chăn nuôi gây phát sinh chất thải lớn gồm gần 68 triệu tấn chất thải rắn (gia súc, gia cầm) từ hoạt động chăn nuôi; hơn 245 triệu m3 nước thải từ hoạt động chăn nuôi (trâu, bò, lợn) và một lượng lớn chất thải rắn, lỏng từ giết mổ gia súc, gia cầm.
Trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn…), còn lại 80% thải ra môi trường. Trong hàng chục triệu tấn chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp chứa hàm lượng rất lớn carbon, hữu cơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt, nó có thể đáp ứng thay thế tới 70 – 80% lượng phân hóa học, cũng như lượng thức ăn chăn nuôi phục vụ cho nông nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp tuần hoàn nói chung và chăn nuôi tuần hoàn nói riêng là hoạt động sản xuất không chất thải, không phế phẩm. Ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học để xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, tái sử dụng trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường là hướng đi bền vững trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi.
Rào cản áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
Việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn nói chung và chăn nuôi tuần hoàn nói riêng sẽ nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội vì cách thức phát triển này sẽ giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực chăn nuôi vẫn đối mặt với những rào cản về chính sách, văn hóa, tài chính, thông tin, công nghệ kỹ thuật, mạng lưới cung cầu.
Mô hình áp dụng kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
Cụ thể, tài liệu hướng dẫn về vai trò, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí của nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ ràng, thậm chí chưa có. Điều này dẫn tới nhận thức của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân còn mơ hồ, chưa đầy đủ.
Chúng ta cũng chưa có hành lang pháp lý, thiếu hướng dẫn và tiêu chuẩn hóa cho triển khai kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Hiện nay, các quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn nói chung, nông nghiệp tuần hoàn nói riêng nằm rải rác ở các luật, nghị định khác nhau.
ẫn liên quan đến thu gom, vận chuyển và tái sử dụng, điều kiện cấp vốn còn bỏ ngỏ nên rất khó khăn trong triển khai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tuần hoàn trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Nông nghiệp tuần hoàn là hướng đến phát thải bằng 0, đòi hỏi sự phối hợp chia sẻ thực sự gắn với lợi ích kinh tế, do vậy việc sử dụng động lực kinh tế, cơ chế thị trường để gắn kết các bên liên quan nhằm thực hiện nông nghiệp tuần hoàn là thách thức lớn.
Hiện nay, nước ta thiếu đội ngũ cán bộ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, phế, phụ phẩm trong nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp phần lớn hạn chế về công nghệ tái chế, tái sử dụng cũng như vốn và nhân lực nên chủ yếu mới quan tâm tới tận thu, tái sử dụng lại phụ phẩm chính trong quá trình sản xuất.
Để kinh tế tuần hoàn nhanh đi vào cuộc sống
Để phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi, thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, các doanh nghiệp và nông dân về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Thứ hai, phải xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hóa kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phát triển, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, hình thành hành lang pháp lý minh bạch, ổn định, thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, các tổ chức ngành nghề, người dân tham gia, trong đó, xác định doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là hạt nhân nòng cốt. Đồng thời, cần có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tái chế một số phụ phẩm nông nghiệp có giá trị cao.
Nông dân xây dựng hầm biogas.
Thứ ba, cần tạo động lực để các địa phương, các doanh nghiệp, người dân đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn như: Hỗ trợ về vốn, công nghệ, thị trường; hướng dẫn doanh nghiệp, nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị theo từng chu trình sản xuất – phân phối – tiêu dùng – tái chế; sản xuất – chế biến (tái chế) – phân phối – tiêu dùng (sản xuất). Đẩy mạnh triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất sử dụng phế phẩm nông nghiệp…
Thứ tư, cần nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý phụ, phế phẩm trong nông nghiệp. Đặc biệt là áp dụng các kỹ thuật mới sản xuất phân bón từ phân và chất thải chăn nuôi, khí đốt từ hầm biogas, sử dụng làm nguyên vật liệu nuôi trồng đối tượng khác để khép kín tuần hoàn sản xuất.
Thứ năm, có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư, khai thác, chế biến phế phụ phẩm trong nông nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình sử dụng thức ăn chăn nuôi phối trộn, sử dụng phế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.
Thứ sáu, các bộ, ngành liên quan cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã thực hiện thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đồng thời, tổng kết và đánh giá các mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã và đang thực hiện trong nước, từ đó xây dựng các tiêu chí của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Để các mô hình kinh tế tuần hoàn nhanh đi vào cuộc sống, cần bổ sung tiêu chí phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn vào bộ tiêu chí nông thôn mới.
Thanh Thêm
Nguồn: nongnghiep.vn
Việc áp dụng và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích như tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm, lợi ích kinh tế, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tác động tới môi trường. Nông nghiệp tuần hoàn nói chung và chăn nuôi tuần hoàn nói riêng, là hướng đi bền vững trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi.
- xử lí chất thải chăn nuôi li>
- chất thải chăn nuôi li> ul>
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất