[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành thú y cần theo dõi tình hình dịch bệnh động vật đang có nhiều diễn biến phức tạp, rà soát, chấn chỉnh công tác nhập khẩu các sản phẩm gia súc, gia cầm. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh bền vững, là tiền đề mở rộng xuất khẩu sản phẩm động vật sang các thị trường khó tính.
Chiều 16/12, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đồng chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị
Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trong năm 2024, ngành thú y tiếp tục kiểm soát tốt các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, một số loại dịch bệnh nguy hiểm có tăng so với năm 2023 (dịch tả lợn châu Phi có số ổ dịch tăng gần 79%; lở mồm long móng có số ổ dịch tăng hơn 2 lần; viêm da nổi cục có số ổ dịch tăng hơn 26%, bệnh Dại trên động vật tăng 14,95% so với cùng kỳ năm trước) mặc dù đã được các địa phương kiểm soát tốt.
Bên cạnh đó, ngành thú y cũng đạt được nhiều kết quả khởi sắc, trong đó cả nước có 3.676 cơ sở, vùng được cấp giấy chứng nhận (GCN) ATDB tại 59 tỉnh, thành phố. Có 2 vùng ATDB cấp tỉnh, 63 vùng ATDB cấp huyện, 177 vùng ATDB cấp xã và 3.434 cơ sở ATDB).
Hiện tại, cả nước có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, với tổng số 218 loại vắc xin (so với CKNT tăng 9 loại vắc xin) đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm trong nước. Hiện tại, đã xuất khẩu được trên 1.593 loại thuốc thú y và 6 loại vắc xin thú y cho hơn 46 quốc gia/vùng lãnh thổ, với giá trị xuất khẩu trên 27,4 triệu
USD/năm.
Công tác xúc tiến thương mại đã đạt được nhiều thành tựu mới. Tiếp tục rà soát, xử lý hồ sơ cho 5 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu yến, đến thời điểm hiện tại, đã có 12 công ty được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu tổ yến và sản phẩm tổ yến vào Trung Quốc. Hoàn thiện hồ sơ quốc gia đăng ký xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang thị trường Nhật Bản, Indonesia. Thực hiện gia hạn cho 3 nhà máy chế biến sữa xuất khẩu sang Trung Quốc. Hỗ trợ 5 doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục đăng ký xuất khẩu vào EU trên hệ thống TRACES. Hỗ trợ thành công cho 10 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu lông vũ vào Trung Quốc nâng tổng số doanh nghiệp lông vũ của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lên 33 doanh nghiệp. Xuất khẩu thịt và trứng gia cầm, da trăn, sừng trâu bò, TĂCN, khẩu khỉ và cá sấu nuôi cũng đang được tiến hành và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới…
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ khác như kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc; pháp chế, thanh tra; hợp tác quốc tế và truyền thông; công tác văn phòng cũng thu được nhiều kết quả đáng mừng, đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra tạo thuận lợi và là nền tảng tốt cho ngành thú y vượt khó, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh động vật, biến động thị trường trong nước và thế giới, hoàn thành các nhiệm vụ do Bộ giao.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, thú y là lĩnh vực đặc thù, bất kể năm nào dịch bệnh cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, năm 2024 nổi bật lên một số vấn đề như chủng lai của dịch tả lợn châu Phi, sự cố vắc xin viêm da nổi cục tại Lâm Đồng… Trong bối cảnh nhiều thách thức, đầy ắp nguy cơ như vậy, Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực của Cục Thú y để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong năm 2024.
“Phòng chống dịch bệnh đã được thực hiện tương đối toàn diện, mặc dù vẫn xảy ra nhưng về tổng thể vẫn ổn định để duy trì đà tăng trưởng cho chăn nuôi và thủy sản”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Thú y tiếp tục duy trì, làm tốt công tác cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Một vấn đề quan trọng đối với ngành thú y là xây dựng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh. Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo cần tập trung vào khu vực Đông Nam bộ, do đây là nơi tập trung nhiều trang trại quy mô lớn, cả về gia súc và gia cầm để phục vụ xuất khẩu: “Cần làm sâu, làm kỹ, làm có hiệu quả ở khu vực này, có vùng an toàn dịch bệnh thì mới có sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhiều thị trường khó tính. Có như thế mới mở rộng được thị trường xuất khẩu”.
Với thuốc và vắc xin, Thứ trưởng lưu ý cần tăng số lượng các đơn vị có chức năng, tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ liên quan, từ đó đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm để không để xảy ra tình trạng chậm trễ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu tiếp tục rà soát, chấn chỉnh công tác nhập khẩu, đặc biệt là nhập lậu sản phẩm chăn nuôi, cùng với đó là đẩy mạnh mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Cũng tại hội nghị tổng kết năm 2024, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao các hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Thú y trong thời gian qua, nổi bật là vấn đề Một sức khỏe, kháng kháng sinh với việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng và thu hút được nhiều đối tác tham gia.
Về phương hướng hoạt động của năm 2025, Cục Thú y xác định sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật báo cáo tình hình dịch bệnh trên cả nước, nhất là các bệnh nguy hiểm. Cùng với đó, đôn đốc, giám sát, tổ chức triển khai thực hiện 5 Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định. Theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản ở các địa phương, đặc biệt đối với bệnh trên tôm và cá tra, hiện tượng thủy sản chết bất thường tại một số vùng nuôi. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.
Bên cạnh đó, Cục Thú y sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương về công tác quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm; giảm thiểu tối đa các sự cố gây mất an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Phát huy các kết quả đã đạt được trong năm 2024, toàn thể lãnh đạo, cán bộ Cục Thú đồng lòng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quỳnh Chi
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
Tin mới nhất
T3,17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất