Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, Nghị định có hiệu lực từ ngày 15-9-2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa với mỗi hành vi vi phạm là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực, Chi cục Thú y đã tổ chức triển khai, tập huấn đến toàn bộ lực lượng thú y từ các phòng, ban chuyên môn, cán bộ thú y các trạm và cấp cơ sở…
Cán bộ Thú y Hà Nội tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi.
Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật, trong đó, phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm. Phạt tiền từ 5 đến 6 triệu đồng với một trong các hành vi: Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của vật nuôi ra môi trường; buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm. Đối với hành vi sử dụng thuốc thú y trong danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật sẽ bị phạt từ 8 đến 10 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt với hành vi vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật, theo hướng phạt nặng hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh ra khỏi vùng có dịch. Với hành vi vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi có dịch sẽ bị phạt từ 5 đến 6 triệu đồng. Đối với hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng…
Trong Nghị định 90/2017/NĐ-CP, đáng chú ý nhất là việc xử lý chủ vật nuôi khi thả rông chó tại nơi công cộng. Cụ thể, phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự. Nghị định quy định, chó thả rông bị bắt, sau 72 giờ, nếu không có người tới nhận sẽ được đem đi tiêu hủy.
Ông Cấn Xuân Minh, Trưởng phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, ngoài Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y thì trước đó, ngày 5-4-2017, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… Nghị định có hiệu lực từ ngày 20-5-2017, theo hướng điều chỉnh tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm như phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với chủ vật nuôi sử dụng thuốc thú y không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó nuôi. Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi…
- tiêm phòng gia cầm li>
- vi phạm lĩnh vực thú y li> ul>
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất