Nhiều năm qua, trên cánh đồng ruộng Giồng Tre, thuộc ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh), đàn trâu của anh Nguyễn Văn Vũ (45 tuổi) luôn được nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận. Nhờ nuôi trâu vỗ béo, gia đình anh Vũ có nguồn thu nhập ổn định, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.
Anh Vũ bên đàn trâu của mình.
Nhiều năm qua, trên cánh đồng ruộng Giồng Tre, thuộc ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, đàn trâu của anh Nguyễn Văn Vũ (45 tuổi) luôn được nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận. Nhờ nuôi trâu vỗ béo, gia đình anh Vũ có nguồn thu nhập ổn định, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.
Trước kia, vợ chồng anh Vũ chỉ lo canh tác hơn 1 mẫu ruộng để sinh sống và nuôi con. Ruộng nhà anh thuộc khu vực ruộng sâu, gần sông nên không trồng được hoa màu, chỉ trồng được lúa. Năm nào trời mưa nhiều, ruộng thường bị ngập nước, anh chỉ có thể trồng được 2 vụ lúa. Nhiều năm làm lúa, gia đình anh Vũ chỉ đủ ăn, không dư dả nổi. Các con ngày một khôn lớn, chi phí ăn học, sinh hoạt ngày càng nhiều hơn.
Vốn là người siêng năng, tích cực lao động sản xuất, anh Vũ quan sát và nghĩ ra cách nuôi trâu vỗ béo để bán. Ban đầu, anh Vũ chỉ có đủ tiền mua 2 con trâu ốm về nuôi. Nhờ anh chịu khó chăm sóc kỹ, 2 con trâu lớn nhanh, mập mạp. Sau khoảng 4 tháng chăm sóc, anh bán 2 con trâu này, tiền lời mỗi con được hơn triệu đồng.
Những lần sau, anh Vũ đầu tư vốn mua nhiều trâu hơn, từ năm đến bảy con, cứ nuôi khoảng 4 tháng là bán. Có những con nuôi chưa tới đợt bán, nhưng nông dân cần mua về để cày kéo là anh Vũ sẵn lòng bán với giá hữu nghị. Vừa bán trâu này, anh Vũ lặn lội tìm mua những con trâu nhỏ, trâu gầy khác về nuôi.
Cứ như vậy, anh Vũ duy trì đàn trâu quanh năm hàng chục con, có khi lên đến 20 con. Hiện tại, anh Vũ đang có 13 con trâu lớn và nhỏ. Trung bình cứ nuôi 4 tháng là anh bán, mỗi con lời từ 1 triệu đồng trở lên, có lúc được giá, anh lời hơn 1,5 triệu đồng/con. Tính ra mỗi năm, anh Vũ bán mấy đợt trâu, kiếm lời từ 60 đến 100 triệu đồng.
Mấy năm gần đây, anh Vũ mạnh dạn cất trang trại khá rộng, cao ráo, thông thoáng, mua sắm dụng cụ chứa nước cho trâu uống. Đặc biệt, chuồng trại nuôi trâu có bao phủ lớp nhựa lưới làm mùng để chống ruồi muỗi, các loại côn trùng khác, bảo đảm sức khoẻ cho đàn trâu. Mùa này cứ sáng sớm anh Vũ thả đàn trâu ra đồng, cho đến khi trời gần khuất bóng.
Mỗi ngày, trước khi lùa đàn trâu ra đồng, anh Vũ tắm rửa đàn trâu sạch sẽ. Bí quyết của anh Vũ là để đàn trâu ăn gần nhau, chủ dễ kiểm soát. Khi thả trâu, anh chỉ thả trâu lứa, riêng những con trâu lớn thì phải cột lại để giữ chân các con trâu nhỏ không đi xa. Nhọc nhằn nhất là thời điểm bà con xuống giống lúa Đông Xuân và Hè Thu, anh ít cho trâu ra đồng, mà phải cột trâu quanh trại. Vợ chồng anh phải túc trực ngoài đồng cắt cỏ suốt ngày mới đủ cho trâu ăn, xem như lấy công làm lời. Bên cạnh đó, anh Vũ tích trữ rơm cho trâu ăn giặm, đỡ phần cực nhọc.
Sau khi thả trâu ra đồng ăn cỏ, anh Vũ tranh thủ đi bắt cá hay lặn lội vào những vùng cỏ rậm để bắt chuột về làm món ăn cho bữa cơm trưa, hoặc đãi những người bạn từ miền Tây lên chăn nuôi vịt gần đây. Hơn 10 năm qua, việc nuôi trâu vỗ béo đã đem đến nguồn lợi ổn định cho gia đình anh Vũ. Vợ chồng anh đã tiết kiệm, tích luỹ để xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi hai đứa con ăn học tử tế.
Theo ông Trần Quốc Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thuận Tâm, cách nuôi trâu vỗ béo tăng thu nhập của anh Vũ được nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm và làm theo.
THUỲ DUNG
Nguồn: Báo Tây Ninh
- nuôi trâu li>
- nuôi trâu vỗ béo li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất