Trong khoảng một tháng nay, mặt hàng thịt heo lại trong tình trạng tăng giá đột biến do thiếu nguồn cung. Nhiều chuyên gia đề nghị ngành chăn nuôi heo cần sớm có giải pháp, trong đó có tạo chuỗi cung ứng để bình ổn thị trường.
Giá heo hơi tăng do thiếu nguồn cung
Theo nhận định của giới chăn nuôi, giá heo hơi nhảy vọt trong mấy ngày qua bởi các nguyên nhân, nguồn cung giảm, nhu cầu sử dụng thịt heo có dấu hiệu tăng, nguồn thịt heo nhập khẩu giảm. Nhiều chủ trang trại chăn nuôi heo ở miền Đông Nam bộ cho rằng, nếu như ngành chăn nuôi heo và các doanh nghiệp (DN) không có đối sách phù hợp rất dễ xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung.
Sau Tết Canh Tý, giá heo hơi trên thị trường vẫn neo ở mức giá hơn 80.000 đồng/kg, sau đó giảm dần. Trung tuần tháng 2, nhiều DN chăn nuôi lớn đã đồng hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết bán giá heo hơi dưới 75.000/kg nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi, bình ổn thị trường. Cùng với sức mua trên thị trường giảm, giá heo hơi hạ xuống bình quân 70.000 đồng/kg. Nhưng chỉ trong hai ngày cuối tháng hai và ba ngày đầu tháng 3 đã tăng vọt, nhất là ở khu vực miền Bắc.
Thịt heo về chợ đầu mối Hóc Môn của TP. Hồ Chí Minh giảm số lượng
Cụ thể, ngày 28/2, tại chợ đầu mối Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, giá heo hơi 71.000 đồng/kg, nhưng ngày 3/3 giá tăng lên 75.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, chỉ cách 5 ngày giá heo hơi tăng từ 5.000 – 6.000 đồng/kg, giá bán bình quân trên 75.000 đồng/kg. Trong khi ở miền Bắc, một số tỉnh như Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ giá heo hơi đã cán mức 85.000-86.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg chỉ trong một tuần gần đây.
Ông Lê Xuân Huy – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Việt Nam) – cho biết, trong mấy ngày qua thương buôn ở khu vực miền Bắc tăng mạnh thu mua và C.P. Việt Nam xuất bán số lượng heo tăng lên. Sau Tết, C.P. Việt Nam xuất bán mỗi ngày bình quân 17.000 con heo, mấy ngày qua công ty đã xuất bán tăng lên tối đa gần 70% so với trước đây nhằm góp phần bình ổn thị trường theo chủ trương của nhà nước. Việc tăng số lượng bán trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế và cũng sẽ không kéo dài được lâu, vì một mình C.P. Việt Nam không thể làm được việc này.
Như vậy, nguồn cung thịt heo cho thị trường sắp tới giảm là thấy rõ, bởi dịch tả heo châu Phi đã làm cho tổng đàn heo cả nước giảm mạnh. Mặc dù dịch tả heo châu Phi đã được khống chế ở nhiều địa phương nhưng việc tái đàn diễn ra rất chậm vì người chăn nuôi còn lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại. Cùng với nguồn cung giảm, sắp tới nhu cầu tiêu thu thịt heo sẽ tăng khi học sinh đi học và nhiều bếp ăn tập thể của DN, công sở hoạt động trở lại, cộng thêm lượng thịt heo nhập khẩu giảm do dịch cúm Covid-19 tác động khiến nhiều chuyên gia dự báo có thể xảy ra thiếu nguồn cung trên thị trường.
Tạo chuỗi cung ứng hiện đại để bình ổn mặt hàng thịt heo
Giữa tháng 2/2020, nhiều DN chăn nuôi lớn đồng hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hạ giá heo hơi xuống mức 75.000 đồng/kg (giá thị trường trên 85.000 đồng/kg), việc giảm giá này không tác dụng điều tiết giá cả đối với thị trường. Cụ thể, các thương lái cho biết, giá heo hơi gần đây giảm mạnh là do nhu cầu sử dụng giảm. Tuy nhiên, khi nhu cầu của thị trường tăng lên và nguồn cung giảm thì giá heo hơi tăng mạnh, sự tăng giá không bởi các DN lớn tham gia giảm giá mà do luật cung – cầu hàng hóa quyết định.
Chưa hết, việc giảm giá heo hơi hiện nay của một số DN lớn đã tạo ra tình trạng đầu cơ, gây bất ổn thị trường. Đơn cử, giá heo hơi của C.P.Việt Nam hiện bán ra 75.000 đồng/kg, heo đực 73.000 đồng/kg, nhưng thương buôn mua ra khỏi cổng trang trại đã bán lại với giá 85.000 đồng/kg, lãi tới 10.000 đồng/kg. Thiết nghĩ các ngành chức năng cần đưa ra những giải pháp nhằm giải tỏa được nạn đầu cơ mà chỉ thương buôn có lợi, người tiêu dùng thậm chí mua với giá cao hơn, trong khi thị trường lại tăng thêm sự bất ổn.
Người dân TP. Hải Phòng tham gia tiêu thụ thịt heo do C.P.Việt Nam cung cấp
Theo các chuyên gia nông nghiệp, tại các nước có nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu thì nhà nước chỉ quan tâm khi giá nông sản dưới giá thành sản xuất và có biện pháp hỗ trợ nông dân. Nhật Bản là quốc gia hỗ trợ 80% phần lỗ vốn đối với một số nông sản. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có những đặc thù khác với các ngành công nghiệp khác. Năng suất và sản lượng sản xuất ra bị giới hạn bởi đặc tính sinh học, do đó không thể tăng sản lượng trong thời gian ngắn.
Mặt khác, nông sản tươi sống không cho phép người sản xuất đầu cơ bằng cách gom hàng, bán phá giá hay nâng giá bán trong một thời gian dài, vì heo không thể như thóc gạo để chứa kho.
Để không xảy ra một cuộc khủng hoảng thiếu thịt heo trong thời gian tới như nhiều chuyên gia dự báo, giới kinh doanh thương mại cho rằng, việc giá cả thị trường cứ để thị trường cung – cầu quyết định. Các ngành chức năng cần xác định về tình hình dịch bệnh hiện nay để có những chỉ đạo kịp thời giúp người chăn nuôi sớm tái đàn. Ngoài nhập khẩu một lượng thịt (heo, bò, gà) vừa đủ để bù vào số thiếu hụt của thị trường, các cơ quan chức năng cần tăng cường khuyến nghị người tiêu dùng tạm thời dùng các loại thực phẩm khác để thay thế thịt heo. Các cơ quan chức năng nên cùng với các DN sản xuất, phân phối, thương buôn hình thành nên chuỗi cung – cầu phù hợp, giảm bớt tầng lớp trung gian, qua đó đưa giá sản phẩm về đúng giá thực và thành phần nào tham gia trong chuỗi này đều được hưởng lợi.
Thế Vĩnh
Nguồn: Báo Công Thương
- chuỗi cung ứng li>
- bình ổn mặt hàng thịt heo li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất