[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội chăn nuôi tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P và Công ty Boehringer Ingelheim đã tiến hành tổ chức tập huấn: sử dụng phần mềm chuyên dụng lập khẩu phần ăn của heo dành cho các chủ trại chăn nuôi ở 6 tỉnh phía Nam. Lớp tập huấn cũng được sự hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn từ chuyên gia đến từ Hiệp hội Đậu tương và Ngũ cốc Hoa Kỳ.
Lớp tập huấn diễn ra trong hai ngày 12/10/2018 và 13/10/2018 tại Hội trường Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang, với sự tham dự của hơn 20 trang trại quy mô vừa và lớn, có khả năng sử dụng thức ăn tự trộn (có máy trộn, có nguồn cung nguyên liệu), thông qua những chuyên đề liên quan đến việc lập khẩu phần ăn cho heo bằng công thức dựa trên phần mềm được chuyển giao từ chuyên gia nước ngoài. Theo đó, từng giai đoạn phát triển vật nuôi sẽ được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo luôn phát triển tốt đạt tiêu chuẩn, nhưng vẫn ở mức chi phí tốt nhất khi chăn nuôi heo.
Tham gia lớp tập huấn có đại diện các trường đại học, các cán bộ chuyên ngành chăn nuôi cũng như các chủ các trang trại lớn đến từ 6 tỉnh phía nam. Sau phần trình bày của TS. Budi Tangendjaja – chuyên gia đến từ Hiệp hội Đậu tương và Ngũ cốc Hoa Kỳ, hầu hết người tham dự đều nhận thấy chi phí thức ăn cho heo tiết kiệm nhiều hơn so với phương pháp truyền thống hoặc kinh nghiệm.
Anh Nguyễn Thanh Cường – đại diện cho công ty R.E.P đã trình bày mở rộng thêm cũng như phương pháp chăn nuôi và chăm sóc đàn heo
Đồng hành cùng buôi tập huấn và từ những sự tương quan của phần mềm với công thức thức ăn từ R.E.P Biotech, anh Nguyễn Thanh Cường – đại diện cho công ty R.E.P đã trình bày mở rộng thêm cũng như phương pháp chăn nuôi và chăm sóc đàn heo với chi phí hợp lý thông qua những sản phẩm mà bà con chăn nuôi đã sử dụng của R.E.P.
Lớp tập huấn sử dụng phần mềm chuyên dụng lập khẩu phần ăn cho heo dành cho các chủ trại chăn nuôi của 6 tỉnh phía nam là một chương trình rất hữu ích áp dụng công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 vào trong chăn nuôi, đây là một hướng phát triển tích cực và mang lại hiệu quả thành công cao cho bà con chăn nuôi nhằm góp phần đem lại những lợi ích to lớn cho lĩnh vực chăn nuôi nói chung và bà con chăn nuôi nói riêng.
Quang Nhân
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
Tin mới nhất
T3,19/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất