Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhờ làm tốt công tác tiêm phòng và các biện pháp phòng chống dịch đến nay các huyện, thị xã, thành phố đã công bố hết dịch viêm da nổi cục trên trâu bò.
Một con bò bị bệnh viêm da nổi cục.
Tính đến cuối tháng 12.2021, trên địa bàn tỉnh có 16.316 con trâu, bò của 7.429 hộ bị nhiễm bệnh, số trâu, bò chết và hủy 1.911 con.
Ông Nguyễn Đình Xuân-Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò đã gây bệnh, thiệt hại 10%/ tổng số đàn, gây chết 1% /tổng số đàn, trong đó số trâu bò chết chủ yếu là con non. Các dịch bệnh khác trên vật nuôi như dịch tả lợn Châu Phi, bệnh cúm gia cầm…đến nay cơ bản đã được kiểm soát, xử lý tốt, không để lây lan thành dịch trên diện rộng.
Ngay khi dịch bùng phát, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở NN&PTNT và các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan chuyên môn khoanh vùng dập dịch, tích cực chữa trị cho trâu, bò mắc bệnh. Đồng thời, triển khai tiêm 68.143 liều vaccine phòng bệnh cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 14.404 con trâu, bò mắc bệnh được chữa khỏi, toàn tỉnh không còn xuất hiện ổ dịch mới.
Ông Lê Phát Đạt-ngụ ấp Phước Bình 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu đã có 3 con bò bị viêm da nổi cục trên trâu bò. Ngay khi phát hiện bò bị bệnh, ông Đạt đã báo cán bộ thú y đến kiểm tra, tiêm vaccine phòng bệnh cho những con chưa bị nhiễm bệnh. Đồng thời, thực hiện vệ sinh chuồng trại theo khuyến cáo của ngành thú y, nhất là việc tiêu độc, khử trùng, cũng như các giải pháp ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài.
Ông Đạt cho biết: Ngay khi phát hiện bò bị nhiễm bệnh tôi đã báo thú y địa phương đến tiêm vaccine cho đàn bò vì đây là giải pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch bệnh này. Đồng thời tôi cũng thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, mắc mùng cho bò để hạn chế dịch bệnh lây lan qua những con khác và hộ khác nên đến nay đàn bò của gia đình đã hoàn toàn khỏi bệnh nhưng tôi vẫn không dám lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ, xen lẫn trong khu dân cư, mật độ chăn nuôi cao, không đảm bảo an toàn sinh học cùng với mầm bệnh còn lưu hành trong môi trường nên nguy cơ bùng dịch khá cao.
Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo các hộ chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh, khuyến khích xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT cũng sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo môi trường, phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững; triển khai các kế hoạch phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đồng thời, sẽ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, hướng dẫn cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thông qua các đề án, chương trình, kế hoạch; hướng dẫn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi tốt VietGAHP; an toàn dịch bệnh; thực hiện liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi trên bò, heo, gia cầm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất.
Tác giả: Vũ Nguyệt
Nguồn tin: Báo Tây Ninh
- dịch viêm da nổi cục li>
- bệnh dịch viêm da nổi cục li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất