Trước diễn biến phức tạp và sự lây lan nhanh chóng của dịch tả heo châu Phi, người nuôi heo đang rất hoang mang lo lắng. Dịch bệnh khiến nhiều người tiêu dùng dè dặt hơn trong việc chọn lựa thịt heo làm thực phẩm cho gia đình.
Heo tại chuồng nuôi (ảnh minh hoạ)
Người chăn nuôi lo lắng
Những ngày qua, khi thông tin đàn heo của hộ bà Tống Thị Ngọc Ánh (ấp Bắc Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) chết do dịch tả heo châu Phi được công bố, nhiều hộ chăn nuôi tại các địa phương lân cận hoang mang, lo lắng.
Liên tiếp nhiều ngày qua, anh N.V.H, một hộ nuôi heo tại ấp Bình Trung, xã Bình Minh (TP. Tây Ninh) mua thuốc sát trùng và vôi bột về khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi gần 40 con heo của gia đình mình. Anh H cho biết, trước đây mỗi tuần anh mới phun thuốc sát trùng một lần, nhưng từ khi nghe thông tin về việc phát hiện ổ dịch heo châu Phi tại huyện Châu Thành, anh liên tục mua thêm vôi bột và thuốc sát trùng về sử dụng phòng ngừa dịch bệnh.
Theo bà Dung, một hộ chăn nuôi tại xã Ninh Điền (huyện Châu Thành), gia đình đang nuôi hơn chục con heo thịt khoảng 80 – 90kg/con, dự kiến hơn nửa tháng nữa sẽ cho xuất chuồng. Tuy nhiên, thông tin xuất hiện ổ dịch tại xã Thành Long, cách nhà bà khoảng 6km khiến bà lo lắng không yên, vừa sợ bệnh lây lan đến, lại vừa lo giá heo hơi xuống thấp và khó tiêu thụ. Tình cảnh này khiến bà Dung và nhiều người nuôi heo khác vô cùng ngao ngán.
Ông Đỗ Tuấn Thành, một hộ chăn nuôi lâu năm tại ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi (Châu Thành) cho biết, ông vừa xuất bán đàn heo thịt 11 con, trọng lượng trung bình chỉ hơn 70kg/con với mức giá chưa đầy 30.000 đồng/kg (giá heo hơi).
Trước đây, giá heo hơi trung bình trên 40.000 đồng/kg thì người chăn nuôi có lãi chút đỉnh, nhưng tâm lý chung của người nuôi heo hiện nay là muốn bán tháo càng nhanh càng tốt chứ không dám chờ đủ tạ. Nguyên nhân là người nuôi heo sợ dịch bệnh gây hại, hoặc nếu may mắn thoát khỏi thì cũng không có lãi vì tốn khá nhiều chi phí mua thuốc sát trùng, vôi bột để vệ sinh chuồng trại.
Thị trường tiêu thụ heo bị ảnh hưởng
Giá heo hơi tăng trên 50.000 đồng/kg trong những tháng đầu năm 2019, hiện nay tại Tây Ninh chỉ còn khoảng 28.000 – 30.000 đồng/kg và đang có dấu hiệu tiếp tục “rớt giá”.
Anh Huy, một hộ chăn nuôi tại ấp Bình Trung, xã Bình Minh (TP. Tây Ninh) cho biết, khi có thông tin dịch tả heo châu Phi lây lan đến các tỉnh xung quanh Tây Ninh thì giá heo đã bắt đầu giảm, còn khoảng 36.000 đến 40.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi cũng còn có lãi chút ít. Tuy nhiên, khi xuất hiện ổ dịch tả heo châu Phi tại xã Thành Long, giá heo hơi nhanh chóng rớt “thảm hại”, chỉ còn dưới 30.000/kg và cũng ít thương lái thu mua.
Anh Quốc, một thương lái tại ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi (Châu Thành) cho biết, tuy lượng heo trong các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không còn nhiều nhưng do nghe tin có dịch nên nhiều hộ vội vã bán tháo, heo khoảng 50-60kg cũng bán, vì người nuôi sợ heo mắc bệnh sẽ mất trắng. Đồng thời, tâm lý của một bộ phận người tiêu dùng e ngại mua phải thịt heo bệnh và chuyển sang thịt khác cũng khiến heo hơi khó bán.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, tiểu thương bán thịt heo tại chợ Bến Sỏi, cho biết, từ ngày địa phương công bố có dịch tả heo châu Phi đến nay, lượng thịt heo bà bán ở chợ giảm gần 50%. Giá bán thịt heo cũng giảm khoảng 5.000 đồng/kg mỗi loại.
Theo bà Ngọc, thịt heo bà lấy về bán được đóng dấu kiểm dịch nhưng người tiêu dùng vẫn lo, dù bà giải thích dịch tả heo châu Phi chỉ gây hại trên heo, còn thịt heo khoẻ nếu được chế biến đúng cách không gây hại cho người.
Ông T.V.T (ngụ ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền) cho biết, để làm bữa tiệc nho nhỏ cho gia đình, ông đã chọn mua gần 20 con gà thả vườn thay vì mua thịt heo bởi ông sợ mua phải thịt nhiễm bệnh tả heo châu Phi. Chủ một quán ăn tại khu phố 4, thị trấn Châu Thành cho biết, vài ngày qua, cửa hàng của bà đã giảm sử dụng thịt heo chế biến món ăn.
Bình thường mỗi ngày bà mua trên 50kg thịt heo về chế biến thức ăn bán nhưng nay mỗi ngày chỉ lấy 10kg mà bán vẫn còn thừa. Theo ghi nhận một số quán ăn ở TP. Tây Ninh và huyện Châu Thành, nhiều thực khách chuyển qua chọn các món được chế biến từ cá, thịt bò và thịt gà.
Đáng mừng là tại chợ TP. Tây Ninh, nhiều tiểu thương cho biết sản lượng thịt heo bán ra giảm không nhiều – chỉ khoảng 10%-15%. Giá thịt heo bán ra cũng không có sự thay đổi vì sức mua giảm không đáng kể.
Ông Đinh Công Hoàng – Đội trưởng Đội trật tự thuộc Ban Quản lý chợ TP. Tây Ninh (BQL) cho biết, chợ có trên 30 sạp thịt heo thường xuyên buôn bán. BQL chợ thường xuyên phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sạp này.
Định kỳ hằng tuần đều có đợt phun xịt thuốc sát trùng, vệ sinh nơi buôn bán của các tiểu thương kinh doanh thịt heo. Tuy nhiên, một tháng trở lại đây, do hết thuốc sát trùng nên việc vệ sinh các sạp tại chợ không được tiến hành (!?). Ông Hoàng đã báo cáo BQL chợ liên hệ với Trạm Chăn nuôi và Thú y đề nghị hỗ trợ nhưng chưa thực hiện được.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp
Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tính đến hết ngày 10.7, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 2 ổ dịch của hai hộ chăn nuôi tại xã Thành Long và xã Phước Vinh (huyện Châu Thành), tiêu huỷ 63 con heo. Riêng trường hợp heo của hộ bà Đặng Thị Lành (ấp Hiệp Phước, xã Hoà Thạnh) có kết quả xét nghiệm âm tính với dịch tả heo châu Phi.
Hiện Chi cục đang đề nghị Cục Thú y vùng 6 tiếp tục xét nghiệm tìm nguyên nhân heo của bà Lành bị chết hàng loạt. Trong ngày 10.7, ngành chức năng cũng đã phát hiện thêm 3 trường hợp heo chết bất thường hộ ông Nguyễn Văn Phóng tại ấp Bình Phong, xã Thái Bình; Hà Văn Lên ở ấp Phước Hoà, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành; Đặng Thuỷ Tiên, ngụ ấp Hoà Bình, xã Hoà Hiệp, huyện Tân Biên. Cả 3 trường hợp đã được Chi cục lấy mẫu gửi Cục Thú y vùng 6 xét nghiệm, đang chờ kết quả.
Minh Dương
Nguồn: Báo Tây Ninh
- người chăn nuôi li>
- người chăn nuôi lợn li>
- Người tiêu dùng li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất