Đó là khẳng định của bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) trao đổi với Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trong buổi làm việc với Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương tại TP.HCM hôm 1-3.
Bà Liên thông tin, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sữa của Vinamilk đạt 240 triệu USD. Vinamilk đã chi đến 131 triệu USD (tương ứng 2.800 tỉ đồng) để mua sữa của bà con nông dân thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Song, hiện nay, với giá thu mua 13.000-14.000 đồng/lít mà Vinamilk đang trả cho các hộ nông dân như hiện nay, cao hơn giá sữa của thế giới đến 40%, bà Liên khẳng định “từ đây đến ba năm tới, Vinamilk không thể trả giá cao mãi như thế cho bà con nông dân được nữa. Vì khi Hiệp định chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, giá sữa chỉ còn 8.000-9.000 đồng/lít nên buộc phải giảm giá thành thì mới mong cạnh tranh được”.
Muốn ngành chăn nuôi bò sữa cạnh tranh được, bắt buộc phải giảm giá thành
Muốn giảm giá thành, theo bà Liên, chỉ có hai giải pháp. Thứ nhất, phải tăng quy mô đàn nuôi, với con giống cho năng suất cao.
Thứ hai, giá thức ăn gia súc phải hợp lý, chứ không thể quá cao như hiện nay.
Để giải quyết hai vấn đề này, Vinamilk đã khảo sát từng hộ nuôi và hướng dẫn cho nông dân giống bò nào quá cũ kỹ, cho năng suất thấp, giống nào kém chất lượng thì thay đàn, không nuôi nữa.
Tùy theo nhu cầu của các hộ nuôi, người nuôi bò có thể chọn giống của Vinamilk cung cấp, hoặc tự chọn giống để nuôi, “nhưng phải đảm bảo con giống phải cho năng suất trên 20 lít/con/ngày trở lên. Còn cứ nuôi 12-15 lít/con/ngày thì không thể nào cạnh tranh được”, bà Liên khuyến cáo.
Với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, bà Liên đề nghị người chăn nuôi phải nâng đàn nuôi lên, hoặc liên kết giữa các hộ nuôi lại với nhau để tăng số bò nuôi từ 5 con/hộ lên ít nhất 20 con/hộ, thậm chí cao hơn nữa thì mới giảm được giá thành.
Song song đó, vấn đề quan trọng nhất, theo bà Liên, là phải cải thiện được giá thức ăn đang quá cao so với mặt bằng chung.
Theo kế hoạch vừa triển khai, hiện Vinamilk đã ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn gia súc, sau đó giao thẳng cho các hộ nông dân đã ký hợp đồng với Vinamilk để sử dụng nguồn nguyên liệu này.
“Bà con không phải trả tiền thức ăn cho Vinamilk mà chúng tôi sẽ thu sữa về. Nếu làm được như vậy, giá cám sẽ giảm từ 600-700 đồng/kg, cũng góp phần giảm được giá thành cho bà con nông dân, từ đó mới cải thiện được năng lực cạnh tranh”, bà Liên khẳng định.
Trần Ngân
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất