[Tạp chí Chăn nuôi Việt nam] – Từng là chuyên gia tư vấn, hỗ trợ cho các dự án nước ngoài, Thạc sĩ Đỗ Cao Anh chuyển hướng khởi nghiệp với mô hình gà thảo dược.
Học một đằng, khởi nghiệp một nẻo
Gặp Đỗ Cao Anh lần đầu khi tham gia viết bài về dự án (DA) “Nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do tổ chức Irish Aid, Đại sứ quán Ai Len tài trợ, lúc ấy, anh là Trưởng nhóm nghiên cứu DA. Hơn 1 năm sau gặp lại, anh đã trở thành nông dân thực thụ khi từ bỏ biên chế để theo đuổi đam mê khởi nghiệp với gà thảo dược.
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Huế, chuyên ngành trồng trọt năm 2003, từ năm 2001, Cao Anh đã tham gia cộng tác cho Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (Trung tâm) từ điều tra, hỗ trợ tư vấn cho các DA nước ngoài, lập kế hoạch DA… Khi ra trường, anh chính thức hợp đồng vào làm việc tại Trung tâm với nhiệm vụ chính là tư vấn xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo điều kiện địa phương và giới thiệu chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ trường học.
Từ bỏ công việc ổn định, Cao Anh theo đuổi đam mê nuôi gà thảo dược
Đỗ Cao Anh thông tin, thời gian công tác tại Trung tâm, anh đầu tư thử nghiệm nhiều mô hình riêng. Năm 2012, khi tư vấn phát triển vùng dưa lấy hạt tại Quảng Công (Quảng Điền), anh cùng một người bạn “khăn gói” về đây đầu tư 2 hồ vùng trung triều phát triển mô hình nuôi tôm. “Thời gian đó, mình đang tập trung học cao học và hỗ trợ DA nhỏ nên có nhiều thời gian. Sau 3 tháng nuôi, trong khi nhiều hộ dân mất trắng vì dịch bệnh thì mình thu lãi hơn 120 triệu đồng. Tuy nhiên, mình không làm tiếp vụ hai vì suy nghĩ nuôi tôm như đánh bạc, tôm thì ở dưới nước, khó kiểm soát từ dịch bệnh, con nước… nên nếu đầu tư lâu dài tỷ lệ rủi ro rất cao. Sau đó, mình tập trung cho công tác quản lý thông tin, tư vấn kỹ thuật cho các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu tại trung tâm”, Cao Anh nói.
Thời gian này, Cao Anh học hỏi được rất nhiều từ cách thức làm việc đến tiếp cận với kỹ thuật mới, nhiều mô hình hiệu quả giúp anh có sự so sánh về tư duy kinh tế nông nghiệp. Đơn cử, phát triển chăn nuôi chỉ cần am hiểu kỹ thuật, ít ảnh hưởng bởi thời vụ; trồng trọt giá trị lợi nhuận quá thấp lại phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết thời vụ, công nghệ bảo quản rất kém. Đó là lý do dù tốt nghiệp ngành trồng trọt nhưng Cao Anh lại bắt tay khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi.
“Duyên nợ” với gà
Năm 2016, sau khi nêu ý tưởng phát triển mô hình gà thảo dược và được phía DA chấp thuận, Đỗ Cao Anh bắt tay xây dựng mô hình thí điểm ở Phong Mỹ và tháng 9/2016, sản phẩm gà thảo dược đầu tiên chính thức ra đời. Song hành với duy trì phát triển mô hình gà thảo dược, Cao Anh tiến hành xây dựng đề tài khoa học, dự kiến sẽ công bố trên các tạp chí quốc tế trong tháng 8/2018.
“Khi bắt tay thực hiện mô hình, mình chỉ tìm hiểu kỹ thuật thông qua các tài liệu nước ngoài và kinh nghiệm dân gian bản địa, chứ chưa hề có công thức bài bản, kiểm tra chất lượng nên chưa có căn cứ khoa học. Để xây dựng mô hình, mình bắt đầu nghiên cứu chế phẩm thảo dược từ gừng, tỏi và nghệ giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi”, Đỗ Cao Anh bộc bạch.
Trên cơ sở thành công ban đầu của DA, tháng 10/2017, Cao Anh chính thức thuê đất lập trang trại tại Hương An và đặt tên là Hali Farm để cụ thể hóa ước mơ khởi nghiệp dang dở trong 15 năm qua.
“Lúc bắt tay xây dựng ý tưởng DA tại Phong Mỹ, tôi đã quyết định sẽ theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Khó khăn nhất lúc này là gia đình chẳng ai đồng tình, bạn bè nhiều người bảo mình điên vì đang làm việc ổn định với mức lương tốt lại bỏ ngang đầu tư vào nông nghiệp chịu nhiều rủi ro. Tài chính lúc đó cũng không hề dư giả, một mình phải làm hết tất cả các khâu từ chăn nuôi đến lái buôn, giết mổ, giao hàng, chế biến… Đến nỗi, bạn bè mỗi lần gặp lại trêu tôi là nông dân “5 trong 1”, Cao Anh kể.
Hiện, trung bình mỗi tháng trang trại nhập 2 lứa gà, mỗi lứa 500 con. Sau 1 năm khởi nghiệp, chất lượng gà trại Hali Farm đã cơ bản ổn định và có thể điều chỉnh thành phẩm theo nhu cầu tiêu dùng.
Đỗ Cao Anh thông tin, anh đang tích cực duy trì chất lượng sản phẩm, nhanh chóng hoàn thiện các cơ sở pháp lý trong kinh doanh như: thú y, chứng nhận cơ sở giết mổ an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn. Các công đoạn đăng ký thương hiệu sản phẩm cũng được tiến hành song song với công bố đề tài. Trong năm, Hali Farm sẽ mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn hướng khép kín từ chăn nuôi đến tận bàn ăn. Riêng tháng 8 này, sẽ hợp đồng mở thêm 1 trang trại gà thảo dược tại Phong Xuân và đến cuối năm sẽ mở rộng thêm 1 trang trại tại Quảng An để chủ động nguồn cung cho thị trường; dự kiến đến năm 2019, sẽ hợp đồng mở rộng trang trại tại Bình Dương, Đồng Nai. Việc ký kết hợp đồng và chuyển giao công nghệ nuôi gà thảo dược với một số hộ dân sẽ là tiền đề quan trọng để Hali Farm tập trung cho hoạt động thị trường và chia sẻ bớt rủi ro trong tương lai.
Box thông tin: Với giá bán 130 ngàn đồng/kg gà sống và 160 ngàn đồng/kg gà thịt, đóng gói hút chân không, mỗi ngày trang trại xuất ra thị trường từ 50 – 100 con gà. Nhiều thời điểm trang trại phải nhập gà từ các hộ nuôi gà thảo dược của dự án để đủ cung ứng cho thị trường. Ước tính mỗi tháng, Đỗ Cao Anh thu lãi hơn 30 triệu đồng từ việc kinh doanh gà.
Hoàng Loan
- trang trại nuôi gà li>
- bí quyết nuôi gà li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Page có thể cho xin thông tin lên hệ của Ts. Đỗ Cao Anh với